05:03, 28/03/2012

Xe tay ga có chiều hướng tăng mạnh

Tiêu thụ xe máy tại Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh, có thể đạt 4,5 triệu xe/năm vào 2018 chứ không chỉ xoay quanh mức 3 triệu xe/năm như nhiều người dự đoán. Trong đó, xe tay ga đang tăng mạnh và trở thành xu hướng tiêu dùng mới.

Tiêu thụ xe máy tại Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh, có thể đạt 4,5 triệu xe/năm vào 2018 chứ không chỉ xoay quanh mức 3 triệu xe/năm như nhiều người dự đoán. Trong đó, xe tay ga đang tăng mạnh và trở thành xu hướng tiêu dùng mới.

Nhu cầu xe tăng cao

Trên thị trường xe máy Việt Nam, sự tăng trưởng của xe tay ga được cho là đặc biệt ấn tượng. Ông Koji Onishi, Tổng giám đốc Honda Việt Nam cho biết, năm 2010 xe tay ga của Honda Việt Nam chiếm 30% tổng số xe máy bán ra, thì sang năm 201 đã tăng lên mức 38% và sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

 

 Theo các nhà sản xuất, dù kinh tế khó khăn nhưng nhu cầu sử dụng xe tay ga, đặc biệt là xe tay ga tầm trung vẫn liên tục tăng. Ở các thành phố lớn, xe tay ga có thể tăng trưởng đến hơn 50% trong vài năm tới. Chính vì vậy, các nhà sản xuất đã đầu tư mạnh vào phân khúc này.

Ông Costantino Sambuy, Tổng giám đốc Piaggio Việt Nam, cũng cho biết, qua điều tra thị trường, công ty nhận thấy thị trường xe máy Việt Nam chưa tới điểm bão hòa, đặc biệt là thị phần xe tay ga nhu cầu vẫn tăng cao. Hiện nay đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ trong việc mua xe từ phía người tiêu dùng khi nâng cấp lên những dòng xe tay ga, đắt tiền. Chính vì vậy mà Piaggio đã nhah chóng tăng đầu tư vào Việt Nam để nâng sản lượng xe máy lên cao.

Năm 2009 Piaggio Việt Nam mới khánh thành nhà máy sản xuất xe máy đa 1ầu tiên với sản lượng 100.000 xe/năm nhưng ngay lập tức dây chuyền đã phải hoạt động hết công suất mà vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu và đến nay Piaggio đã tăng đầu tư để nâng công suất lên 300.000 xe/năm.

Không chỉ đầu tư phục vụ nhu cầu trong nước mà các DN xe máy FDI cũng tính tới xuất khẩu xe máy từ Việt Nam.

Năm 2011 Honda Việt Nam xuất khẩu 237.000 bộ linh kiện xe máy và năm 2012 dự tính xuất khẩu 300.000 bộ linh kiện. Với mức đầu tư 2,5 triệu xe hoàn thành vào cuối năm 2012 thì sản lượng của Honda được dự báo vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu ( năm 2012 Honda dự kiến tiêu thụ tại Việt Nam 2,3 triệu xe/năm) và đã tính tới chuyện nâng sản lượng lên 3 triệu xe/ năm. Sự màu mỡ của thị trường xe máy cũng đưa Việt Nam trở thành thị trường quan trọng thứ 2 với Honda Motor trên toàn cầu, sau Indonesia. Đối với Piaggio năm 2011 đã xuất khẩu khoảng 30.000 xe máy và dự kiến 2012 sẽ tăng lên khoảng 70.000 xe.

DN nội không có cơ hội

Trao đổi với chúng tôi, ông Hiroshi Kobayashi Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Honda châu Á - Thái Bình Dương, cho biết thị trường xe máy Việt Nam vẫn đang tăng trưởng rất tốt và có thể đạt 4,5 triệu xe vào khoảng năm 2018 - 2020.

Có lẽ dựa trên dự báo khả quan này mà các DN đầu tư rất mạnh. Nửa cuối năm 2011, Công ty Honda Việt Nam đã quyết định đầu tư thêm 120 triệu USD xây dựng nhà máy xe máy thứ ba tại tỉnh Hà Nam với công suất 500.000 xe/năm, nâng năng lực sản xuất xe máy của doanh nghiệp này lên 2,5 triệu xe/năm.

Yamaha Việt Nam cũng chi 2 tỷ yên (tương đương 50 triệu USD) để tăng công suất của nhà máy tại Hà Nội lên gấp hai lần hiện nay, hướng tới sản lượng 1,5 triệu xe/năm.

Piaggio Việt Nam sau khi đưa nhà máy thứ nhất với công suất 100.000 xe/năm vào hoạt động (tháng 6/2009), hiện sắp hoàn tất đầu tư nhà máy thứ hai để nâng công suất sản xuất xe máy lên 300.000 xe/năm.

Ngoài ra Tập đoàn SYM (Đài Loan), có nhà máy sản xuất xe máy tại Đồng Nai và Hà Nội với công suất 300.000 xe máy/năm và Suzuki Việt Nam cũng có 2 nhà máy sản xuất xe máy tại Đồng Nai với công suất 200.000 xe/năm.

Tổng cộng, tính tới cuối năm 2012, khi các nhà máy mới của Honda Việt Nam, Yamaha Việt Nam và Piaggio Việt Nam đi vào hoạt động, thì tổng công suất xe máy của các doanh nghiệp sẽ đạt khoảng 5 triệu xe/năm.

Trong khi đó, các doanh nghiệp xe máy 100% vốn trong nước hiện chỉ còn giữ công suất khoảng 100.000 xe/năm.

Năm 2000 Việt Nam có 57 doanh nghiệp xe máy 100% vốn trong nước (số liệu năm 2005) với sô lượng lắp ráp xe năm 2000-2001 khoảng 1,268- 2,169 triệu chiếc, chiếm 86% thị phần.

Song, đến năm 2010, rất nhiều doanh nghiệp xe mấy nội biến mất. Đến nay, cả nước chỉ còn 5-10 công ty còn sản xuất. Sản lượng lắp ráp cũng rất thấp, chỉ vào khoảng 57.000 xe các loại.

Trong khi đó, xe máy của các doanh nghiệp FDI thì có thương hiệu mạnh, chất lượng tốt, dịch vụ bảo hành bảo dưỡng rộng khắp. Giá cả nhiều mẫu xe cũng khá thấp, chỉ cần từ 11 triệu đồng cũng sở hữu được một chiếc xe nên tất yếu người tiêu dùng quay sang lựa chọn các dòng xe do doanh nghiệp FDI sản xuất.

Thời gian, tới cơ hội tồn tại của các doanh nghiệp xe máy nội được dự báo sẽ không còn nhiều, nhất là khi mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì tiêu chuẩn lựa chọn xe cũng sẽ cao hơn và nhu cầu cũng sẽ đa dạng hơn. Điều này xe máy nội không đáp ứng được, vì vậy ngày càng phải lùi dần vào những vùng sâu vùng xa với số lượng người tiêu dùng hạn chế.

Theo số liệu do Công ty honda Việt Nam cung cấp, năm 2011, thị trường xe máy Việt Nam tiêu thụ 3,7 triệu xe các loại, trong đó 5 DN xe máy có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) gồm Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio và SYM Việt Nam tiêu thụ 3,37 triệu xe, tăng 30% so với năm 2010. Trong đó dẫn đầu là Honda Việt Nam với lượng xe tiêu thụ đạt 2,31 triệu xe, chiếm 61% thị phần. Trong cấu thị phần đó, không có chỗ cho các DN nội.

Theo baomoi.com