10:04, 03/04/2014

Tiền ngân hàng đổ vào trái phiếu

Theo HSBC đánh giá, nguồn vốn nhàn rỗi với đa số các ngân hàng đang đầu tư lượng thanh khoản dư thừa của mình vào trái phiếu hơn là cho vay để khuyến khích hoạt động sản xuất.

Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo đánh giá về kinh tế vĩ mô và triển vọng thị trường Việt Nam. Theo HSBC đánh giá, nguồn vốn nhàn rỗi với đa số các ngân hàng đang đầu tư lượng thanh khoản dư thừa của mình vào trái phiếu hơn là cho vay để khuyến khích hoạt động sản xuất. Nhu cầu đi vay của các doanh nghiệp và cá nhân tiềm năng đều thấp.


HSBC phân tích cụ thể, chỉ số PMI ngành sản xuất đã tăng trong khi tình hình các nước khác lại đang chao đảo; đặc biệt là trong bối cảnh tình hình sản xuất của Trung Quốc đang chậm lại và nhu cầu từ Mỹ yếu dần. Đồng tiền trở nên mạnh hơn dựa vào cơ sở tỷ giá hối đoái hiệu quả thực sự trong khi đồng tiền các nước láng giềng lại yếu đi, cán cân vãng lai và cán cân thanh toán cải thiện trong khi các nước khác giảm sút. HSBC đánh giá, hoạt động sản xuất của Việt Nam chắc chắn đang trên đà cải thiện khả năng cạnh tranh tương đối trong khu vực.


Trong tháng 2, hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng bởi nhu cầu bên ngoài yếu, mặc dù vẫn nằm ở mức tăng trưởng trên 50 điểm. Chỉ số phụ nhân công việc làm tháng 3 lại giảm, nhưng điều đó lại phản ánh nguồn cung lao động có trình độ của Việt Nam thấp hơn là do nhu cầu bị trì trệ. Các nhà quản lý cho rằng nhân công giảm là do những người lao động này đã từ bỏ công việc hiện tại để tìm kiếm nhiều cơ hội tốt hơn.

 

số PMI ngành sản xuất Việt Nam và những chỉ số phụ.Nguồn: HSBC
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam và những chỉ số phụ.Nguồn: HSBC


Giá cả đầu vào trong tháng 3 đã giảm từ mức 54,4 điểm trong tháng 2 còn lại 53,9 điểm do chi phí nguyên vật liệu thô thấp bao gồm cả giá dầu. Điều này đã hỗ trợ cho giá cả đầu ra tăng chậm hơn từ mức không thay đổi 50 điểm còn 49,5 điểm, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng. Với đơn đặt hàng mới mạnh hơn, các nhà quản lý đang tăng mạnh số lượng hàng mua với chỉ số phụ này tăng từ 52,5 điểm lên 54 điểm. Những điều này đã thể hiện một khởi đầu mạnh mẽ cho lĩnh vực sản xuất trong năm 2014.


Cũng theo HSBC, tăng trưởng tín dụng trong quý I/2014 giảm 1% - một dấu hiệu thể hiện sự tin tưởng thấp vào tương lai và một hệ thống tài chính còn có mức nợ xấu cao. Nguồn thu ngân sách Nhà nước giảm do nguồn thu từ thu nhập và thuế giá trị gia tăng thấp với nguyên nhân là do nhu cầu đối với nhập khẩu trì trệ và các doanh nghiệp nội địa ngày càng yếu hơn. Nguồn vốn nhàn rỗi với đa số các ngân hàng đang đầu tư lượng thanh khoản dư thừa của mình vào trái phiếu hơn là cho vay để khuyến khích hoạt động sản xuất. Nhu cầu đi vay của các doanh nghiệp và cá nhân tiềm năng đều thấp.


Lao động không được sử dụng hết năng suất mặc dù có tiềm năng mạnh được thể hiện thông qua các bài kiểm tra của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA khi hệ thống giáo dục cấp ba không đủ trang bị cho các em học sinh tốt nghiệp những kỹ năng để đáp ứng nhu cầu toàn cầu và các doanh nghiệp trong nước cắt giảm chi tiêu.


Chính vì vậy, Việt Nam sẽ là một nền kinh tế phát triển với hai tốc độ, HSBC nhận định. Xuất khẩu được kỳ vọng sẽ vượt trội trên phương diện cạnh tranh khu vực ngày càng tăng với chi phí lao động, điện nước rẻ hơn so với các nước láng giềng. Các hoạt động trong nước ngược lại sẽ vẫn giảm sút trừ khi các quan chức Nhà nước thực hiện các biện pháp cải cách để giải quyết vấn đề nợ xấu và cải thiện điều hành.


Theo Vnmedia