Ngân hàng Nhà nước vừa có quyết định về việc bổ sung điểm Giấy phép hoạt độngcho Techcombank và Nam Á Bank. Theo đó, hai ngân hàng này được thực hiện các dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn, kể từ ngày trên.
Ngân hàng Nhà nước vừa có quyết định về việc bổ sung điểm Giấy phép hoạt độngcho Techcombank và Nam Á Bank. Theo đó, hai ngân hàng này được thực hiện các dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn, kể từ ngày trên.
Như vậy, đến thời điểm này có tổng cộng 14 ngân hàng được giữ hộ vàng. Ngoài 2 ngân hàng trên còn có Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, MHB, LienVietPostbank, ABbank, ACB, MBB, Tienphongbank, BaoVietbank và Ngân hàng Bản Việt.
Tại dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến hồi tháng 8, có phần đáng chú ý là khi thực hiện cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ký với khách hàng hợp đồng bảo quản vàng miếng. Ngoài tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (đối với khách hàng cá nhân), số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác chứng minh tư cách pháp nhân (đối với khách hàng là pháp nhân), hợp đồng cũng phải ghi rõ loại vàng miếng, số sê ri (nếu có), đặc điểm vàng miếng gửi bảo quản, số lượng vàng miếng gửi bảo quản, phí bảo quản vàng miếng, thời hạn bảo quản vàng miếng, hình thức trả lại vàng miếng bảo quản, địa điểm nhận và trả lại vàng miếng.
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được sử dụng vàng miếng nhận bảo quản của khách hàng để trả vàng miếng đã nhận bảo quản cho khách hàng khác trong trường hợp trả lại vàng miếng cùng loại, cùng nhãn hiệu, cùng chất lượng, khối lượng với vàng miếng khách hàng đã gửi bảo quản; không được sử dụng vàng miếng nhận bảo quản của khách hàng dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả chuyển đổi thành tiền, bán, cho vay, chuyển đổi, cầm cố, thế chấp, ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay.
Theo HNM