Trong khi phôi thép nhập khẩu đã được khống chế thì nhiều loại thép khác vẫn tiếp tục ồ ạt đổ về Việt Nam, mặc dù Bộ Công Thương đã áp thuế tự vệ tạm thời với các sản phẩm này từ 14,2 - 23,3%.
Trong khi phôi thép nhập khẩu đã được khống chế thì nhiều loại thép khác vẫn tiếp tục ồ ạt đổ về Việt Nam, mặc dù Bộ Công Thương đã áp thuế tự vệ tạm thời với các sản phẩm này từ 14,2 - 23,3%.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tính riêng từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 9,6 triệu tấn thép các loại, với tổng kim ngạch khoảng 3,42 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu thép đã tăng khoảng 48% về lượng (cùng kỳ khoảng hơn 5 triệu tấn); và chỉ tăng khoảng 1% về giá trị (cùng kỳ là 3,38 tỷ USD).
Việc để các sản phẩm sắt thép ồ ạt tràn vào Việt Nam, khiến cho các nhà sản xuất trong nước bị mất 26,5% thị phần phôi thép, dẫn đến giảm sản lượng 4,7% so với năm 2014, chỉ đạt 5,64 triệu tấn phôi, trong khi sản xuất thép dài tăng tới 26,6%. Nhiều nhà sản xuất nhỏ phải sản xuất cầm chừng, thậm chí đóng cửa. Chỉ có khoảng 50% nhà máy luyện thép, chủ yếu là các nhà máy lớn còn hoạt động.
Bên cạnh đó, theo xu hướng của giá nguyên liệu thép thế giới, giá bán thép của các doanh nghiệp trong nước có chiều hướng giảm liên tục từ đầu tháng tới nay với tần suất và biên độ giảm khá cao.
Dự báo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép trong quý II không cao do cầu yếu và thị trường giảm giá sâu. Chỉ tính riêng trong tháng 6 đã có 6 lần giảm giá, giá trị giảm hơn 1 triệu đồng/tấn. Dự báo tháng 7 thị trường thép tiếp tục xấu do thị trường vào mùa mưa và giá vẫn tiếp tục giảm, sản xuất thép trong nước tiếp tục thua lỗ.
Trước tình hình đó, các nhà chuyên môn cho rằng, cần có các biện pháp cụ thể để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước. Và về lâu dài, các doanh nghiệp trong nước vẫn cần sự liên kết với nhau để cùng lớn mạnh, tăng sức cạnh tranh, chất lượng sản phẩm hơn nữa.
Theo baocongthuong