Ngân hàng Nhà nước giảm nhanh tần suất phát hành tín phiếu sau khi đã hút về khối lượng lớn qua nghiệp vụ này.
Tân suất giao dịch hàng ngày đã được rút xuống còn 2 phiên/tuần và sắp tới chỉ còn 1 phiên/tuần |
Ngân hàng Nhà nước giảm nhanh tần suất phát hành tín phiếu sau khi đã hút về khối lượng lớn qua nghiệp vụ này.
Hôm 9-5, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thông báo thực hiện giảm tần suất phát hành tín phiếu. Cụ thể, sau khi rút xuống còn 2 phiên/tuần từ 7 – 11-5-2012, cơ quan này sẽ rút hẳn xuống còn 1 phiên/tuần.
Như vậy, tần suất các phiên giao dịch trong nghiệp vụ phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước đã giảm từ thực hiện hàng ngày trước đó sang chỉ còn 1 phiên mỗi tuần.
Điều chỉnh này được đưa ra sau khi Ngân hàng Nhà nước đã hút về một lượng vốn lớn, riêng trong tháng 4 là hơn 51.000 tỷ đồng, với các kỳ hạn từ 28, 91 và 182 ngày với lãi suất có từ trên 5% đến 12,5%/năm.
Tín phiếu là một công cụ để nhà điều hành chính sách tiền tệ sử dụng linh hoạt điều tiết nguồn tiền trong lưu thông tại các thời điểm. Hồi tháng 3-2008, Ngân hàng Nhà nước từng phát hành loại tín phiếu bắt buộc với quy mô 20.300 tỷ đồng. Còn thời gian qua, việc phát hành tín phiếu có thể là một biện pháp để góp phần trung hòa lượng tiền đưa ra để mua ngoại tệ.
Theo Ngân hàng Nhà nước, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã tăng rất mạnh kể từ nửa sau năm 2011 và đầu năm 2012, dù con số cụ thể và chính thức không công bố.
Theo VnEconomy