Các chương trình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, lễ hội được ví như hình ảnh thu nhỏ về đời sống văn hóa của người bản địa. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch này chỉ có thể phát huy hiệu quả thu hút khách quốc tế khi được đầu tư, quảng bá một cách chuyên nghiệp.
Các chương trình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, lễ hội được ví như hình ảnh thu nhỏ về đời sống văn hóa của người bản địa. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch này chỉ có thể phát huy hiệu quả thu hút khách quốc tế khi được đầu tư, quảng bá một cách chuyên nghiệp.
Tạo dáng theo điệu múa Chăm tại Tháp Bà Ponagar. |
Say mê với các làn điệu âm nhạc dân tộc, du khách người Pháp Adeline Bernard, nhân viên hàng không khẳng định: “Văn hóa bản địa luôn là điều du khách quốc tế muốn khám phá. Đưa văn hóa vào khai thác du lịch là cách làm đúng, hợp xu thế hiện nay. Tôi đã lên lịch nghỉ ngơi, du lịch và mua tour du lịch Việt Nam từ sớm nhưng không tìm thấy tour du lịch gắn với các hoạt động lễ hội. Thông thường, chương trình tour luôn được thiết kế sớm, ít nhất là 6 tháng nên nếu muốn đưa văn hóa hay hoạt động lễ hội vào khai thác du lịch một cách hiệu quả thì phải thông báo lịch tổ chức cụ thể cho các công ty lữ hành du lịch trước 1 năm để họ có thời gian sắp xếp đưa vào tour du lịch của mình. Đi du lịch mà vừa có thể tham quan, nghỉ dưỡng, vừa tận mắt chứng kiến những hoạt động văn hóa dân tộc, với thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch, sẽ là những trải nghiệm mới lạ, độc đáo với du khách”.
“Đến Khánh Hòa, tôi có dịp được xem biểu diễn văn hóa Chăm như dệt thổ cẩm và múa hát của các chàng trai, cô gái người Chăm. Đây là nét văn hóa rất riêng, không trộn lẫn với bất cứ nơi nào. Cùng với vẻ đẹp của biển, của khí hậu mát mẻ, người dân hiền hòa, thân thiện, hoạt động văn hóa cũng là thế mạnh của địa phương và hy vọng sẽ phát huy tác dụng hơn nữa trong việc quảng bá một cách bài bản và chuyên nghiệp đến với khách quốc tế ”- chị Adeline Bernard góp ý.
N.T (Thực hiện)