02:04, 23/04/2012

Mang lại nhiều lợi ích cho địa phương

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch bền vững, bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo; thu hút người dân địa phương tham gia quản lý, mang lại thu nhập cho cộng đồng dân cư. Tại Khánh Hòa, mô hình du lịch cộng đồng rừng đước có thể là hướng đi mới, khả thi.

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch bền vững, bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo; thu hút người dân địa phương tham gia quản lý, mang lại thu nhập cho cộng đồng dân cư. Tại Khánh Hòa, mô hình du lịch cộng đồng rừng đước có thể là hướng đi mới, khả thi.

. Khôi phục rừng đước

Xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) có nhiều diện tích cây đước dọc bờ biển. Những năm trước, do phong trào nuôi tôm, lấn biển, cây bần, cây đước bị chặt hạ nhiều. Hệ quả ngược là thiếu hệ sinh thái rừng ngập mặn, con tôm cũng nhanh chóng bỏ đi. Ông Võ Đình Long, cán bộ phụ trách kinh tế xã Ninh Ích cho biết: Trước năm 1975, rừng đước của xã có gần 200ha, nằm trải dọc Quốc lộ 1A, từ Rọ Tượng đến Núi Giả. Tuy nhiên, đến năm 1985, phong trào nuôi tôm công nghiệp rầm rộ, nhiều người phá đước làm đìa tôm, rừng đước nhanh chóng bị thu hẹp; các loài chim, cò, động, thực vật thủy sinh bị hủy hoại. Năm 1990, nghề nuôi tôm đi vào thoái trào, bệnh trên tôm bùng phát, đìa tôm bị sóng phá hỏng, người ta mới ngẫm ra, nếu không có hệ sinh thái rừng đước thì con tôm sẽ không phát triển. Thế là nhiều người tái tạo rừng đước. Đìa tôm lác đác cây đước mọc trên bờ và trong vùng nuôi. Nghề nuôi tôm chuyển sang lối quảng canh…

Rừng đước tái tạo tại Ninh Ích hoàn toàn có khả năng phát triển du lịch cộng đồng. (0185)
Rừng đước tái tạo tại Ninh Ích hoàn toàn có khả năng phát triển du lịch cộng đồng.

Những năm 2006 - 2008, một số phái đoàn của các tổ chức phi chính phủ Nhật Bản đến thăm rừng đước và ngỏ ý tài trợ xã Ninh Ích cũng như một số nơi có trồng đước trên địa bàn tỉnh gây dựng lại rừng. Ngành Tài nguyên và Môi trường cũng phát động nhân dân trồng đước. Đến nay, rừng đước tại Ninh Ích đã hồi phục được 20ha. Nhiều khu vực hồi phục mạnh, đàn chim, cò và các loài thủy sinh phát triển trở lại. Một số hộ dân bắt đầu thấy lợi ích của rừng đước. Ông Hồ Minh Hiệp, một người trồng đước trong xã chia sẻ: “Gia đình tôi trồng đước khá lâu rồi. Năm 1990, rừng đước của gia đình đã mở rộng hơn 1,5ha tại thôn Ngọc Diêm. Đến năm 2009, tôi trồng thêm 2ha tại Hòn Cò và 2ha ở Ngọc Diêm. Tuy nhiên, do một số người dân đi đào con phi, con móng tay, vì vậy, nhiều diện tích đước non bị hủy hoại. Đước sẽ còn hao hụt nhiều nếu không quản lý tốt…”. Cũng theo ông Hiệp và ông Long, nếu có những dự án thúc đẩy du lịch cộng đồng thì việc phát triển rừng đước hoàn toàn khả thi. Hiện nay, nhiều diện tích rừng đước đã có thể phục vụ du lịch cộng đồng.

. Hướng mới: Làng du lịch rừng đước

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch phát triển mạnh ở nhiều nơi. Đây là loại hình du lịch khuyến khích bảo vệ môi trường sinh thái và phát huy hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo. Đối với Khánh Hòa, việc tái tạo rừng đước, phát triển du lịch cộng đồng là hoàn toàn khả thi. Nếu triển khai, xã Ninh Ích có thể là điểm khởi đầu. Các công ty du lịch có thể khảo sát địa bàn, chọn địa điểm và hộ tham gia. Tour du lịch này sẽ có các hoạt động như: Tham quan rừng đước, ngắm cảnh bình minh trên bãi biển, xem phim tư liệu về sức sống mạnh mẽ của cây đước (tự nảy mầm trên cây, khi rơi xuống bùn là mọc ngay); đua thuyền trên đầm, vịnh, hay đạp vịt dưới các nhà thủy tạ, thưởng thức hải sản tươi sống tại các nhà hàng trong rừng đước… Du khách cũng có thể ngủ lại nhà dân, sống và cảm nhận sinh hoạt của người dân trong

Có thể nói, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh vẫn chưa xây dựng được loại hình du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, nếu du lịch cộng đồng rừng đước phát triển, người dân rừng đước sẽ có điều kiện tăng thu nhập, góp sức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên này.

HOÀI AN