Tình hình tài chính nhiều doanh nghiệp xấu đi, không đáp ứng đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng là một trong những nguyên nhân khiến tín dụng tăng trưởng âm.
Ảnh minh họa. |
Tình hình tài chính nhiều doanh nghiệp xấu đi, không đáp ứng đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng là một trong những nguyên nhân khiến tín dụng tăng trưởng âm.
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, tín dụng 3 tháng đầu năm (tính đến 20-3-2012) tăng trưởng âm 2,13%.
Theo Ủy ban, một nguyên nhân khiến tín dụng tăng trưởng âm là do kinh tế khó khăn, tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp xấu đi nghiêm trọng không đáp ứng đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, trong khi các ngân hàng thận trọng hơn trong chủ trương cấp tín dụng.
Với thực tế trên, Ủy ban cho rằng tăng trưởng tín dụng đang thực sự là một thách thức lớn đối với nền kinh tế trong giai đoạn hiện này. Hiện tượng đình đốn sản xuất đã khiến khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế suy giảm.
Cơ quan này cũng đưa ra quan ngại khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% - 17% như kế hoạch đề ra cho năm nay sẽ rất khó khăn. Theo đó, cân đối các mục tiêu vĩ mô sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng kinh tế (dù đã xác định khá khiêm tốn).
Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nhìn nhận rằng: ba tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng âm 2,13%, tức 9 tháng còn lại để đạt định hướng 15% - 17% thì phải tăng khoảng 18% - 19%.
“Mục tiêu tăng tín dụng năm nay là rất quan trọng, cần thiết phải đảm bảo với sự cân đối tăng trưởng kinh tế, vì năm 2011 thực tế đã tăng trưởng rất thấp rồi. Cái chính ở đây là sau khi âm như vậy, để hướng tới chỉ tiêu thì cần thúc đẩy trong thời gian tới và ở đây có vấn đề về sự cân đối, điều tiết nguồn vốn cho nền kinh tế”, ông Ngoạn nói.
Trong cuộc họp sáng nay giữa Ngân hàng Nhà nước với lãnh đạo các ngân hàng thương mại lớn, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cũng là một nội dung chính được đưa ra, và liên quan là vấn đề lãi suất.
Trong báo cáo của mình, Ủy ban Giám sát cũng nhấn mạnh, nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với gánh nặng chi phí lãi vay và chi phí tài chính do lãi suất quá cao như vậy. Tỷ lệ chi phí lãi vay/giá thành của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán đã tăng từ 2,93% năm 2010 lên 3,61% năm 2011. Tương ứng, tỷ lệ chi phí tài chính/giá thành tăng 4,72% lên 5,56%.
Báo cáo của Ủy ban cũng đưa ra so sánh đáng chú ý: lãi suất tại Việt
Để thúc đẩy được tín dụng tăng trưởng trở lại một cách hợp lý, bám sát chỉ tiêu định hướng, yêu cầu đặt ra là vẫn phải giải được bài toán giảm lãi suất.
Theo kiến nghị của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, trước mắt cần cân nhắc cơ chế linh hoạt và giải pháp cho vay đối với các doanh nghiệp có tiềm năng, nhưng đang phát sinh nợ quá hạn do chịu tác động của bất ổn định kinh tế vĩ mô. Đề nghị xem xét cho khoanh nợ đối với các doanh nghiệp này thuộc lĩnh vực sản xuất thiết yếu để tạo điều kiện doanh nghiệp có đủ điều kiện tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Thứ hai, cần nghiên cứu xây dựng phương án xử lý nợ xấu một cách cơ bản để củng cố thanh khoản một cách bền vững của nền kinh tế.
Thứ ba, đánh giá lại giới hạn tín dụng phi sản xuất, xem xét cân nhắc bỏ giới hạn tín dụng đối với tiêu dùng.
Theo VOV