Theo kết quả nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường biển, tại quần đảo Trường Sa có nhiều loài rong biển quý có thể làm nguyên liệu chế biến keo, dược liệu, thực phẩm, phân bón, rau xanh…
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường biển, tại quần đảo Trường Sa có nhiều loài rong biển quý có thể làm nguyên liệu chế biến keo, dược liệu, thực phẩm, phân bón, rau xanh…
Kết quả nghiên cứu tại 10 đảo, gồm Trường Sa Lớn, Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây, Phan Vinh, Tốc Tan, Thuyền Chài, Đá Tây, Sinh Tồn, Đá Nam cho thấy, khu vực trên có tới 255 loài rong biển sinh sống, trong đó khu vực có phân bố đa dạng nhất là đảo Đá Tây với 127 loài. Căn cứ theo giá trị sử dụng, có 62 loài rong có giá trị kinh tế và một số loài có trữ lượng tự nhiên lớn là rong mơ, rong câu, rong guột, rong quạt, rong gai, rong đông, rong mào gà, rong sụn và rong loa kèn. Với nguồn lợi trên, nếu được khai thác hợp lý, nguồn tài nguyên rong biển tại Trường Sa sẽ đem lại giá trị kinh tế không nhỏ, đặc biệt là xuất khẩu.
A.T