Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất và giảm các lãi suất chủ chốt, nhiều ngân hàng thương mại đã lần lượt tung ra các chương trình tín dụng mới với điểm nhấn là ưu đãi các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều DN vẫn cho rằng họ không tiếp cận được nguồn vốn…
Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạ trần lãi suất và giảm các lãi suất chủ chốt, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã lần lượt tung ra các chương trình tín dụng mới với điểm nhấn là ưu đãi các doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, nhiều DN vẫn cho rằng họ không tiếp cận được nguồn vốn…
. Lãi suất giảm, van tín dụng mở…
Chỉ trong chưa đầy một tháng, NHNN đã 2 lần điều chỉnh hạ lãi suất huy động; các lãi suất chủ chốt cũng tiếp tục được điều chỉnh hạ nhằm hạ lãi suất cho vay. NHNN cũng cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và đưa nhiều nhóm đối tượng vay vốn ra khỏi lĩnh vực không khuyến khích cho vay.
NHNN yêu cầu các TCTD thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn do tác động của các yếu tố kinh tế trong nước và quốc tế làm cho sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, chậm tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, ứ đọng hàng tồn kho; đồng thời tiếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vốn vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ. NHNN đã mở rộng đối tượng cho vay đối với 3 lĩnh vực không khuyến khích: kinh doanh chứng khoán, đầu tư kinh doanh bất động sản và cho vay tiêu dùng. Chẳng hạn, mở rộng đối tượng cho vay đối với người có nhu cầu vốn xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở, nhà để ở kết hợp cho thuê; xây dựng các công trình, dự án phát triển nhà ở trong khu đô thị. Mở rộng cho vay đối với người có nhu cầu vốn để mua phương tiện đi lại, mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình, chi phí học tập, chữa bệnh… Mặt khác, vẫn kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích là 16%.
Nguon von tai cac ngan hang hien rat doi dao, nhung DN van chua man ma |
Ngay sau khi NHNN hạ trần lãi suất và giảm các lãi suất chủ chốt, nhiều NHTM lần lượt tung ra các chương trình tín dụng mới với điểm nhấn là ưu đãi các DN. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là thành viên sớm nhất công bố gói tín dụng mới dành 6.000 tỷ đồng với lãi suất 16,5%/năm để cho vay các đối tượng là DN xuất khẩu, DN vừa và nhỏ, các cá nhân vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh… NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng công bố mức giảm 1 - 2,5%/năm. Mức lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường giảm hơn 2,5% so với trước, còn 14,5%/năm; cho vay trung, dài hạn thông thường giảm 1,5%/năm; đặc biệt cho vay bất động sản được áp dụng như cho vay thông thường. Ngân hàng Công thương (VietinBank) đã sớm công bố giảm lãi suất cho vay áp ở mức khá thấp, từ 14 - 15% đối với các lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu, nông nghiệp - nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa. Sacombank cũng vừa công bố dành 1.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi đối với các cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất, canh tác trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp với lãi suất áp dụng dành cho tháng đầu tiên chỉ 12%/năm.
. Doanh nghiệp chờ lãi suất giảm thêm…
Tính từ đầu năm đến nay, đây có thể xem là đợt giảm lãi suất cho vay lần thứ ba. Hai lần giảm lãi suất trước đó là ngày 12-3 khi NHNN chính thức hạ lãi suất xuống 1% và sau ngày 22-3 khi NHNN có văn bản yêu cầu 5 ngân hàng BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank và MHB phải giảm chi phí, hạ lãi suất cho vay. Các chương trình tín dụng được đưa ra đều được các ngân hàng nhấn mạnh là có ưu đãi nhằm kích thích nhu cầu vay vốn.
Tuy nhiên, nhiều DN không mặn mà vì lãi suất tuy đã hạ nhưng vẫn còn ở mức cao. Nhiều DN chưa có nhu cầu về vốn cấp bách đang có tâm lý chờ lãi suất giảm thêm. Bên cạnh đó, vẫn có DN cho rằng họ không thể tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất ưu đãi. Trong khi đó, theo các NHTM nguồn vốn họ đang thừa nhưng không thấy DN nào “gõ cửa”.
Giám đốc một NHTM cũng cho biết: Thời gian qua, do chạy theo chỉ tiêu nên các NHTM đã rất “chiều chuộng” các DN. Việc giải ngân được tiến hành rất dễ dàng, chỉ cần có tài sản thế chấp mà không xem xét DN đó sử dụng vốn vào mục đích gì. Trong khi đó, phần lớn số vốn được giải ngân bằng tiền mặt không được sử dụng để sản xuất kinh doanh mà lại được đầu tư ngắn hạn vào chứng khoán, bất động sản… Hiện nay, điều kiện cho vay của các ngân hàng chặt chẽ hơn. DN nào tốt, đủ điều kiện thì ngân hàng vẫn bảo đảm họ có thể vay vốn ở mức 14 - 16%/năm. Quan trọng nhất là tình hình tài chính của DN lành mạnh, mục đích và phương án kinh doanh thực sự hiệu quả.
Có một thực tế là tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống từ đầu năm đến nay rất thấp. Dư nợ tín dụng trong 3 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh chỉ tăng 0,17%. Chính vì thế, kích thích tín dụng tăng trưởng một cách hợp lý, phù hợp với lộ trình thực hiện định hướng tăng trưởng 15 - 17% cho cả năm là một yêu cầu đang được đặt ra.
BÍCH KHUÊ