Xây dựng vùng mía nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp mía đường là chủ trương lớn của tỉnh. Thực hiện chủ trương này, ngoài số diện tích mía hiện có, chủ yếu là mía đồi, UBND tỉnh có kế hoạch phát triển thêm 2.000 ha mía trên diện tích trồng lúa 1 vụ hoặc 2 vụ hiệu quả kém. Nhưng, sau 2 năm thực hiện, số diện tích lúa chuyển đổi sang trồng mía rất ít. Xem ra người nông dân chưa mặn mà với cây mía trên đất lúa, mặc dù tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với những diện tích lúa nước được chuyển đổi sang trồng mía. Vì sao có tình trạng này?
Xây dựng vùng mía nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp mía đường là chủ trương lớn của tỉnh. Thực hiện chủ trương này, ngoài số diện tích mía hiện có, chủ yếu là mía đồi, UBND tỉnh có kế hoạch phát triển thêm 2.000 ha mía trên diện tích trồng lúa 1 vụ hoặc 2 vụ hiệu quả kém. Nhưng, sau 2 năm thực hiện, số diện tích lúa chuyển đổi sang trồng mía rất ít. Xem ra người nông dân chưa mặn mà với cây mía trên đất lúa, mặc dù tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với những diện tích lúa nước được chuyển đổi sang trồng mía. Vì sao có tình trạng này?
° Tăng sản lượng mía - một nhu cầu lớn
Sản xuất mía tím ở Khánh Sơn. |
Toàn tỉnh hiện có 2 nhà máy chế biến đường lớn ở huyện Ninh Hòa và thị xã Cam Ranh với tổng công suất 7.500 tấn mía/ngày. Với công suất như vậy, phải cần tới 900.000 tấn mía/năm. Hiện nay, sản lượng mía toàn tỉnh chỉ khoảng 440.000 tấn, nếu các nhà máy đường hoạt động hết công suất trong 5 - 6 tháng thì số mía hiện nay của toàn tỉnh mới đáp ứng chưa được một nửa nhu cầu. Có nghĩa là với diện tích và năng suất như hiện nay, Khánh Hòa còn thiếu khoảng gần 500.000 tấn mía nguyên liệu. Do vậy, việc tăng sản lượng mía bằng hình thức tăng năng suất và tăng diện tích là chủ trương lớn của tỉnh. Phát triển cây mía trên diện tích trồng lúa hiệu quả thấp là một trong những biện pháp vừa tăng diện tích vừa tăng sản lượng mía. Bởi cây mía hiện nay phần lớn phụ thuộc vào nước trời, năng suất thấp. Nếu có đủ nước, thâm canh tốt, năng suất mía cây có khả năng đạt từ 80 - 100 tấn/ha, gấp 2 - 3 lần năng suất hiện nay.
Việc trồng thí điểm cây mía ở các xã Cam Tân, Cam Hiệp Nam (Cam Ranh), Diên Tân, Diên Đồng (Diên Khánh) dưới sự chỉ đạo của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến lâm tỉnh cho kết quả rất khả quan. Vụ mía năm 2002 - 2003, bà con ở Cam Tân, Cam Hiệp Nam trồng giống mía RCO-10 trên ruộng có nước, thâm canh đúng kỹ thuật, năng suất đạt từ 87 - 90 tấn/ha, trừ chi phí, lãi từ 6,1 - 6,6 triệu đồng/ha, gấp 3 - 4 lần so với diện tích thiếu nước, không được thâm canh đầy đủ. Vụ mía năm 2003 - 2004, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến lâm tỉnh thực hiện thí điểm mô hình trồng mía trên diện tích trồng lúa ở 3 xã Diên Đồng, Diên Tân (Diên Khánh) và Cam Tân (Cam Ranh) (mỗi xã 0,5 ha) bằng các giống mía mới VN 65-65 và Co-475, cho năng suất từ 85 - 90 tấn/ha. So với trồng lúa năng suất thấp trên cùng diện tích, trồng mía mỗi năm lãi thu cao hơn trồng lúa từ 2 - 3 triệu đồng/ha. Như vậy nếu chuyển đổi diện tích lúa 2 vụ năng suất thấp sang trồng mía sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Nhưng đến nay, người nông dân vẫn chưa mặn mà lắm với chủ trương này của tỉnh.
° Người nông dân chưa an tâm với cây mía
Đây là nguyên nhân chính làm cho người nông dân chưa
Bà con nông dân xã Cam Phước Đông (Cam Ranh) đang thu hoạch mía trên diện tích trồng lúa kém hiệu quả. |
mặn mà với cây mía, tuy tỉnh, huyện và cả Công ty Đường Khánh Hòa đều có chính sách khuyến khích người nông dân mở rộng diện tích mía. Những người mới trồng mía đợt đầu trên diện tích khai hoang hoặc chuyển đổi trên diện tích trồng lúa kém hiệu quả, năm đầu tiên được tỉnh hỗ trợ mỗi ha 1,5 triệu đồng, huyện hỗ trợ 1,5 triệu đồng, Công ty hỗ trợ phân bón, giống mới và nếu ký hợp đồng bán mía cho nhà máy được Công ty mua với giá bảo hiểm (giá cao hơn giá thị trường thời điểm ký hợp đồng và ổn định từ đầu vụ, nếu sau đó giá có xuống thấp vẫn được nhà máy mua theo giá đã ký). Chẳng hạn vụ mía năm nay, Công ty Đường Khánh Hòa ký hợp đồng bảo hiểm với người trồng mía 225.000 đồng/tấn mía 10 chữ đường tại ruộng. Với giá này, năng suất chỉ trên 40 tấn/ha, người trồng mía đã có lãi; nếu năng suất cao hơn sẽ lãi nhiều hơn.
Người nông dân cho rằng cây mía rất bấp bênh, thời vụ rất khắc nghiệt. Và ngại nhất là khâu thu hoạch. Thời điểm thu hoạch rất eo hẹp, chỉ 2 - 3 tháng. Đường giao thông chưa ra được đến ruộng, vận chuyển hết sức khó khăn, tốn kém. Đó là chưa nói đến ngành mía đường hiện nay chưa thật ổn định, giá mía thất thường. Đây cũng là nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến tâm lý chưa muốn phát triển cây mía của người nông dân. Chính vì vậy, việc thực hiện chuyển đổi 2.000 ha ruộng lúa kém hiệu quả sang trồng mía của tỉnh tiến triển rất chậm. Sau 2 năm thực hiện, toàn tỉnh mới chuyển đổi chưa được 2% diện tích dự định.
° Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp
Lối ra cho cây mía hiện nay là phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Chính sách khuyến khích phát triển cây mía không chỉ hỗ trợ đầu tư bằng giá thu mua, giống, vốn. Điều này rất cần thiết, nhưng chưa đủ. Bởi việc hỗ trợ chỉ được 1 - 2 năm đầu mới chuyển đổi, không thể thực hiện lâu dài. Theo các chuyên gia của ngành mía đường tỉnh, muốn phát triển cây mía ổn định phải giải quyết trước hết khâu thủy lợi đi đôi với hệ thống giao thông đồng ruộng; tăng cường biện pháp thâm canh bằng cách đưa các giống mía mới cho năng suất cao, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, đồng thời thâm canh đúng kỹ thuật kết hợp với bón phân, chăm sóc đúng lúc, đúng cách là những yếu tố cơ bản để tăng năng suất và sản lượng mía. Sự gắn bó, liên kết “3 nhà”, đặc biệt là giữa người trồng mía với nhà máy đường cũng cần chặt chẽ hơn để tạo niềm tin và chỗ dựa vững chắc cho người trồng mía yên tâm mở rộng diện tích mía.
Một khi các biện pháp trên chưa thực hiện đồng bộ, thì tính hiệu quả của chủ trương mở rộng diện tích mía khó thành hiện thực. Và, sự thiếu yên tâm, chưa mạnh dạn bỏ công, bỏ của ra phát triển cây mía của người nông dân cũng là điều dễ hiểu.
BÁ HƯNG