Những ngày vất vả để vệ sinh bàn làm việc cho tới khi chúng không còn mầm bệnh có lẽ sẽ sớm kết thúc, nếu công nghệ mới này được áp dụng thành công vào thực tế.
Những ngày vất vả để vệ sinh bàn làm việc cho tới khi chúng không còn mầm bệnh có lẽ sẽ sớm kết thúc, nếu công nghệ mới này được áp dụng thành công vào thực tế.
Theo Sky News, các nhà khoa học ở Canada đã phát triển một loại bề mặt tự làm sạch ở mức rất cao, nó có thể đẩy lùi tất cả các dạng vi khuẩn độc hại, nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí khoa học ACS Nano. Một trong những ứng dụng đầu tiên của nó là dành cho các bệnh viện vì nó ngăn chặn sự lây lan các siêu vi khuẩn nguy hiểm.
Bề mặt nhựa mới là một dạng màng bọc trong suốt thông thường được xử lý có thể bọc trọn tay nắm cửa, lan can, mặt bàn và các khu vực khác có thể là vật chứa trung gian cho vi khuẩn. Ngoài ra, nó còn có thể là vật liệu lý tưởng để dùng làm bao bì thực phẩm, giúp ngăn chặn sự chuyển dịch của các vi khuẩn có hại như E. coli, salmonella và listeria. Loại vật liệu mới hoạt động thông qua sự kết hợp giữa kỹ thuật và hóa học ở mức độ nano.
Vật liệu này được tạo ra với cấu trúc các nếp nhăn siêu nhỏ để ngăn các phần tử từ bên ngoài thâm nhập vào, có nghĩa là ví dụ một giọt nước hoặc máu khi rơi xuống sẽ bị bật ra ngoài, cách thức hoạt động cũng tương tự đối với các vi khuẩn.
Nghiên cứu này do các kỹ sư Leyla Soleymani và Tohid Didar hợp tác với các đồng nghiệp từ Viện Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học McMaster và Trung tâm kính hiển vi điện tử Canada có trụ sở tại McMaster thực hiện.
Theo thanhnien