Một nhóm các nhà khoa học Hàn Quốc và Mỹ vừa phát minh ra một loại sợi carbon mới có thể tạo ra điện khi kéo căng hoặc vặn xoắn.
Một nhóm các nhà khoa học Hàn Quốc và Mỹ vừa phát minh ra một loại sợi carbon mới có thể tạo ra điện khi kéo căng hoặc vặn xoắn.
Công nghệ tiên tiến này hứa hẹn sự phát triển các điện thoại thông minh và những thiết bị điện khác không cần sử dụng pin trong tương lai.
Nghiên cứu trên do nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Hanyang của Hàn Quốc và Đại học Texas của Mỹ tiến hành và được công bố trên tạp chí Science (Khoa học) ngày 24/8.
Theo nghiên cứu, vật liệu được tạo thành từ những ống nano carbon gồm những phân tử carbon hình trụ có đường kính nhỏ hơn sợi tóc của con người 10.000 lần.
Các sợi này được nạp điện bằng cách nhúng vào chất điện phân hoặc đơn giản là dung dịch muối tinh và nước thông thường. Khi kéo căng hoặc vặn xoắn các sợi này sẽ tạo ra điện năng. Thí nghiệm cho thấy một sợi vật liệu "nhẹ hơn một con ruồi" này có thể thắp sáng một đèn LED nhỏ.
Các tác giả nghiên cứu cho biết vật liệu này có tiềm năng ứng dụng để thu năng lượng từ sự chuyển động của sóng biển hoặc thậm chí sự dao động nhiệt độ, từ đó tạo ra nguồn điện liên tục cho điện thoại di động hoặc máy bay không người lái trong tương lai không xa.
Theo khoahoc