09:08, 09/08/2017

Công nghệ mới: Khôi phục trí nhớ bằng công nghệ di truyền ánh sáng

Mới đây các nhà khoa học đã thử nghiệm thành công trên các con chuột bị bệnh Alzheimer. Theo đó, họ đã có thể khôi phục trí nhớ của những con chuột này bằng công nghệ di truyền ánh sáng. Đây được xem là tia hy vọng mới cho những người mắc bệnh Alzheimer.

Mới đây các nhà khoa học đã thử nghiệm thành công trên các con chuột bị bệnh Alzheimer. Theo đó, họ đã có thể khôi phục trí nhớ của những con chuột này bằng công nghệ di truyền ánh sáng. Đây được xem là tia hy vọng mới cho những người mắc bệnh Alzheimer.


Được biết, những người mắc bệnh Alzheimer thường bị mất trí nhớ do sự tích tụ các mảng bám độc hại trong não khiến các tế bào thần kinh bị phá hủy. Chất dính này, được tạo ra bởi một protein gọi là amyloid beta, được cho là xóa bỏ hoàn toàn kí ức của người bệnh. Điều này gây nên phiền toái rất lớn cho cả bệnh nhân và gia đình họ.

 

Theo thống kê, chứng bệnh này hiện ảnh hưởng đến khoảng 47 triệu người trên toàn thế giới và dự đoán sẽ tăng lên 75 triệu vào năm 2030.

Tuy nhiên, các nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng chúng ta vẫn có thể khôi phục những ký ức này, bởi vì chúng không bị xóa hoàn toàn mà chỉ khiến việc tiếp cận trở lên khó khăn.


Cụ thể, các nhà khoa học ở Đại học Columbia (Mỹ) đã làm một thử nghiệm. Họ cho lây nhiễm một căn bệnh tương tự như bệnh Alzheimer ở người vào bộ não của những con chuột và làm thí nghiệm trên cả con chuột bị bệnh và con chuột khỏe mạnh.

Sau đó, các nhà khoa học đã nhờ tới sự trợ giúp của công nghệ chỉnh sửa gen trong việc buộc các tế bào thần kinh ở một khu vực nhất định của não bộ phát ra ánh sáng màu vàng khi lưu trữ thông tin và phát ra ánh sáng màu đỏ khi chuột nhớ được một điều gì đó.

Các nhà khoa học đã cho chuột ngửi mùi chanh, đồng thời chích điện chuột, ở chuột liền hình thành mối liên kết giữa 2 ký ức - mùi chanh và sốc điện.

1 tuần sau thì các nhà khoa học tiếp tục cho những con chuột này ngửi mùi chanh. Các nhà khoa học nhận thấy những con chuột khỏe mạnh sẽ tự động co người sợ hãi khi nghĩ đến một cú sốc điện trong khi những con bị bệnh thì ít khi co người và đang cố gắng nhớ một điều gì đó.

Điều này chứng tỏ rằng trí nhớ của những con chuột bị bệnh lờ mờ và mối liên hệ giữa mùi chanh và cú điện giật không quá sâu sắc.

 

 

Cũng theo nghiên cứu ở vùng hồi hải mã trong não chuột, các nhà khoa học nhận thấy ánh sáng đỏ và vàng chồng chéo lên nhau ở những con chuột khỏe mạnh, tức là chuột lấy thông tin trong cùng một vị trí nơi lưu giữ. Trong khi đó, ở những con chuột bị bệnh, các tế bào khác phát ra ánh sáng màu đó, tức là chúng không tìm thấy những ký ức cần thiết.

Sau khi phát hiện ra điều đó, nhóm nghiên cứu lại tiếp tục sử dụng tia laser màu xanh để kích hoạt lại những ký ức về cú sốc điện và mùi chanh. Kết quả, những con chuột bị bệnh đã sợ hãi tột độ – cho thấy những ký ức do bị sốc điện trước đây đã được hồi sinh.
 

 Chuột bạch được đem ra làm thí nghiệm về bệnh Alzheimer

Chuột bạch được đem ra làm thí nghiệm về bệnh Alzheimer



Theo Ralph Martins ở Đại học Edith Cowan (Úc), nghiên cứu này "có thể dẫn đến việc bào chế các loại thuốc mới để giúp phục hồi trí nhớ" mặc dù họ vẫn chưa chắc chắn được não chuột giống não người đến mức nào.


Trong khi đó ở Hồng Kông, các bác sĩ đã tiến hành các ca điều trị bệnh Alzheimer và Parkinson bằng phương pháp cấy ghép tế bào mầm lấy từ não của chính bệnh nhân. Những tế bào mới sẽ thay thế cho những tế bào thần kinh đang bị chết.

Theo sohuutritue