Nhóm nghiên cứu của Trường Y học Cellular và các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford đã phát triển được một loại máy in 3D có thể in tế bào gốc thành cấu trúc 3D phức tạp.
Nhóm nghiên cứu của Trường Y học Cellular và các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford đã phát triển được một loại máy in 3D có thể in tế bào gốc thành cấu trúc 3D phức tạp.
Nghiên cứu mới này được cho là có thể cách mạng hóa ngành y học, khi cho phép tái tạo các mô, sụn phức tạp nhằm hỗ trợ các phương pháp chữa bệnh.
Nghiên cứu nói trên được công bố trên tạp chí Scientific Reports đã chứng minh rằng họ có thể in ra nhiều loại tế bào động vật có vú, có cấu trúc mô phức tạp.
Nghiên cứu công nghệ in 3D tạo ra cơ quan nhân tạo để cấy ghép cho người gần đây vô cùng phát triển. Nhiều công ty sinh học ở Mỹ, Anh cũng ấp ủ kế hoạch xậy dựng máy in sinh học, có thể in cơ quan, mô của người nhằm sử dụng trong y học.
Tuy nhiên, việc in các mô sống có cấu trúc phức tạp hiện gặp rất nhiều thách thức do các tế bào có xu hướng di chuyển trong khi in và các cấu trúc sụn mềm để hỗ trợ cấu trúc in có thể tự sụp đổ. Kết quả là cho đến nay dù có nhiều nhóm khoa học, công ty lao vào nghiên cứu nhưng hiệu quả đạt được lại rất thấp.
Theo Hagan Bayley, Giáo sư của Đại học Oxford là người dẫn đầu nghiên cứu này thì nhóm nghiên cứu đã thành công trong phương pháp sản xuất các tế bào mô một cách khép kín và giúp chúng có thể giữ cấu trúc, hình dạng sau khi in.
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng họ có thể phát triển công nghệ này tốt hơn, theo hướng các vật liệu sinh học được tạo ra có thể tác động mạnh đến công tác chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới bằng cách in các mô, cơ quan thay thế cho người. Nếu việc in các mô, tiến tới in thành công cơ quan người thì bài toán thiếu hụt cơ quan cấy ghép cho bệnh nhân sẽ nhanh chóng được giải quyết một cách triệt để do cơ quan được in hoàn toàn phù hợp với bệnh nhân về mặt sinh học.
Chưa kể, tốc độ áp dụng của công nghệ mới này khi thành công sẽ nhanh hơn so với việc cấy ghép dị chủng vốn sẽ vẫn còn lâu mới được áp dụng do quá trình thử nghiệm lâm sàng lâu. Về mặt đạo đức, việc in và cấy ghép cơ quan con người bằng tế bào gốc cũng dễ chấp nhận hơn việc cấy ghép dị chủng, vốn cấy ghép cơ quan của động vật được đột biến gen vào cơ thể người.
"Cách tiếp cận sinh học được phát triển bởi Trường Y học Cellular và Molly của Đại học Bristol phối hợp với Đại học Oxford rất thú vị vì các cấu trúc tế bào có thể được in hiệu quả ở cấu trúc rất phức tạp và rất ít chất thải. Khả năng in 3D với các tế bào gốc là rất lớn và thực sự cho thấy tiềm năng của phương pháp mới này có thể tác động tới ngành y học tái tạo trên thế giới", Tiến sĩ Adam Perriman thuộc Trường Y học Cellular nhận xét.
Theo motthegioi