04:02, 03/02/2017

Dùng tất chân để xác định nồng độ đường trong máu

Các nhà khoa học ở Đại học California (Mỹ) đã thành công trong việc phát triển một phương pháp mới để giám sát nồng độ đường trong máu mà không hề gây đau.

Các nhà khoa học ở Đại học California (Mỹ) đã thành công trong việc phát triển một phương pháp mới để giám sát nồng độ đường trong máu mà không hề gây đau.

 



Thực chất phương pháp này sẽ xác định nồng độ đường trong máu qua việc phân tích mồ hôi của người. Những đôi tất được thiết kế với những bộ cảm biến được cài đặt bên trong có thể đảm đương tốt công việc này.

Những đôi tất này không chỉ phân tích khá chính xác nồng độ đường trong cơ thể người, mà còn chuyển những thông tin thu thập được đến điện thoại di động của người dùng qua một ứng dụng hiển thị dữ liệu về nồng độ axit lactic và nồng độ đường. Một tính năng đặc biệt của những đôi tất này là chúng sử dụng những bộ cảm biến độc đáo có thể uốn cong được.

Theo Meddaily, từ lâu các nhà khoa học đã muốn sử dụng những phương pháp tương tự để giảm đau đớn cho những bệnh nhân tiểu đường khi phải trích máu từ ngón tay, nhưng vấp phải những hạn chế là thiết kế không cho phép cài các bộ cảm biến vào tất hay quần áo. Trong khi đó, đây là giải pháp hợp lý và thuận tiện vì đôi tất có thể theo dõi nồng độ đường trong cơ thể hầu như 24 giờ một ngày. So với những phương pháp xác định nồng độ đường hiện đại như các phép đo quang học, siêu âm thì phương pháp mới có ưu điểm vượt trội nhờ bộ cảm biến sinh học mỏng và gấp cuộn lại được.

Theo các nhà phát triển, với sáng kiến mới này, dụng cụ đo đường huyết bình thường sẽ sớm biến mất hoàn toàn.

Theo motthegioi