Những chiếc máy bay vận tải thuộc hàng lớn nhất thế giới có thể "nuốt gọn" trong bụng xe tăng và thậm chí nhiều loại máy bay khác.
Những chiếc máy bay vận tải thuộc hàng lớn nhất thế giới có thể "nuốt gọn" trong bụng xe tăng và thậm chí nhiều loại máy bay khác.
C-5M Super Galaxy
Đây là khoang rỗng bên trong chiếc máy bay lớn nhất của không quân Mỹ. C-5M Super Galaxy là phiên bản mới nhất của dòng máy bay C-5 do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo, cất cánh lần đầu năm 1968, theo Popular Science. Với khoang chở hàng cực lớn, chiếc máy bay có thể vận chuyển 127 tấn hàng (tương đương với hai xe tăng M1 Abrams 68 tấn) qua quãng đường 2.150 hải lý.
Boeing’s Dreamlifter
Khoang chở hàng chính của máy bay Dreamlifter do Boeing sản xuất có thể tích 1.840 m3. Ngoài ra, chiếc máy bay còn có khoang chứa thứ hai dành cho những kiện hàng nhỏ hơn. Boeing cho ra đời Dreamlifter bằng cách cải tiến máy bay phản lực dân dụng cỡ lớn 747-400, khiến cho nó trở nên cao hơn, rộng hơn và dài hơn máy bay chở khách thông thường.
Dreamlifter chuyên được dùng để vận chuyển các bộ phận của máy bay thương mại 787 Dreamliner đi khắp thế giới. Dreamlifter bay tới Italy và Mỹ (South Carolina và Kansas) để lấy phần thân máy bay dài 32 m, tới Nhật Bản để gom đôi cánh dài 29 m, sau đó trở về Mỹ (Soth Carolina và Washington) để hoàn thành khâu lắp ráp cuối cùng. Theo Boeing, cách này giúp giảm thời gian vận chuyển các bộ phận của Dreamliner ra nước ngoài từ 30 ngày xuống còn 1 ngày.
C-17
Máy bay C-17 trang bị 4 động cơ Pratt & Whitney F117 sản sinh lực đẩy hơn 9.000 N. Mỗi động cơ nặng 3.220 kg như trong ảnh dài gần bằng một chiếc xe ôtô Honda Civic và có bề ngang khoảng 2,1 m. Những động cơ khổng lồ cung cấp cho C-17 sức mạnh đủ để chở 10 chiếc xe quân sự Humvee, 3 chiếc xe chiến đấu Stryker hoặc 1 xe tăng M1 Abrams. Nếu chở 102 lính nhảy dù, chiếc xe có thể bay liên tục từ Delaware, Mỹ đến Donetsk, Ukraine.
C-17 Globemaster III
Khoang lái của C-17 Globemaster III, máy bay vận tải quân sự cỡ lớn của không quân Mỹ, chở phi hành đoàn ba người gồm: cơ trưởng, cơ phó và chuyên gia tải hàng. C-17 Globemaster III có thể đóng vai trò như một phương tiện cứu thương ngoại cỡ, chở đội chuyên viên y tế 5 người, 34 bệnh nhân nằm cáng và 54 bệnh nhân đi lại được, giúp nâng khả năng sống sót của binh lính Mỹ bị thương trên chiến trường lên 98%.
P-791
Sa mạc, rừng rậm, đại dương và Bắc Cực là những khu vực quá xa xôi đối với hầu hết phương tiện. Những công ty khai khoáng và dầu mỏ muốn tiếp cận nguồn tài nguyên ở các nơi này nhưng chưa tìm ra phương tiện tiết kiệm chi phí. Lockheed Martin thiết kế phương tiện bay sử dụng khí heli để giải quyết vấn đề trên. Tập đoàn này xây dựng mẫu thử nghiệm P-791 để kiểm tra công nghệ cho phương tiện lai thương mại LMH-1, dự kiến xuất xưởng năm 2018. So với máy bay, P-791 có mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn, cất cánh êm hơn và mức tiêu thụ nhiên liệu trên mỗi tấn hàng thấp hơn.
P-791 trang bị hệ thống hạ cánh bằng đệm khí lấy cảm hứng từ tàu đệm khí. Hệ thống này giúp phương tiện hạ cánh êm hơn. Ngay sau khi tiếp đất, P-791 dùng lực hút để neo đậu. Lockheed dùng P-791 để thử nghiệm các bộ phận dự định đưa vào thiết kế của phương tiện bay LMH-1. LMH-1 sẽ cất hạ cánh thẳng đứng, linh hoạt hơn và chuyên chở tốt hơn so với những chiếc trực thăng chở hàng như CH-47 Chinook của quân đội Mỹ.
Theo vnexpress