Các nhà vật lý ở Đại học bách khoa Lausanne, Thụy Sĩ và Trung tâm bức xạ xincrotron châu Âu đã tạo ra được một loại vật liệu mới trên cơ sở peropkit, có thể được sử dụng để sản xuất các thiết bị ghi và lưu giữ dữ liệu.
Các nhà vật lý ở Đại học bách khoa Lausanne, Thụy Sĩ và Trung tâm bức xạ xincrotron châu Âu đã tạo ra được một loại vật liệu mới trên cơ sở peropkit, có thể được sử dụng để sản xuất các thiết bị ghi và lưu giữ dữ liệu.
Họ đã công bố thành tựu của mình trên tạp chí khoa học Nature Communications. Đây là loại vật liệu liên kết các thuộc tính của cả vật liệu sắt từ và của các chất quang dẫn. Khi được ánh sáng tác động, loại vật liệu mới giải phóng rất nhiều electron, nhờ vậy bảo đảm độ dẫn của vật liệu. Các nhà khoa học khẳng định đây là chất quang dẫn từ đầu tiên trên thế giới.
Ưu thế của loại vật liệu mới này là chỉ cần nguồn sáng yếu cũng có thể giải phóng được các electron, điều chỉnh số lượng các electron chỉ bằng cách thay đổi cường độ ánh sáng, ngoài ra, tốc độ cao cũng là một lợi thế quan trọng. Theo các nhà vật lý, tác giả của loại vật liệu mới, chất lượng của loại vật liệu này bao gồm các thuộc tính của vật liệu sắt từ và quang dẫn, rất có giá trị khi chế tạo các thiết bị nhớ thế hệ mới. Đó là các thiết bị lưu trữ dữ liệu quang từ.
Cũng theo tạp chí trên, các nhà khoa học Nga và Thụy Sĩ đã hoàn thành giai đoạn thiết kế đĩa từ thế hệ mới. Đây là bước đột phá trong việc tìm ra các phần tử mang thông tin quang từ với tốc độ ghi thông tin tăng gấp nhiều lần mà đĩa không bị nóng.
Thực ra, những nguyên mẫu thiết bị ghi và lưu trữ thông tin vừa dùng ánh sáng vừa dùng từ trường đã xuất hiện cách đây 30 năm nhưng không cạnh tranh nổi với các ổ cứng thông dụng khi ánh sáng chỉ đóng vai trò thứ yếu. Nay với việc xuất hiện loại vật liệu mới thì các đĩa từ này mới có khả năng vượt trội về tốc độ ghi và dung lượng lưu trữ.
Theo motthegioi