Theo các nhà khoa học, do tác động tổng hợp của một số thành phần của plasma như kích thích (oxy hoạt động), tia UV cường độ thấp, vi dòng điện và sự gia tăng nhiệt độ ngắn hạn tại chỗ đã tạo nên tính chất kháng vi rút, kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm và chữa trị vết thương hiệu quả.
Theo các nhà khoa học, do tác động tổng hợp của một số thành phần của plasma như kích thích (oxy hoạt động), tia UV cường độ thấp, vi dòng điện và sự gia tăng nhiệt độ ngắn hạn tại chỗ đã tạo nên tính chất kháng vi rút, kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm và chữa trị vết thương hiệu quả.
Được đưa vào thử nghiệm tại Bệnh viện Trung ương Huế, máy chữa vết thương bằng công nghệ plasma của TS Đỗ Hoàng Tùng, TS Nguyễn Thế Anh ở Viện Vật lý (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) đã lần đầu được áp dụng. Kết quả ban đầu cho thấy sau khoảng 6 lần chiếu tia plasma lạnh, trong thời gian gần 1 tháng, bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn.
Ảnh minh họa |
Sau 4 năm nghiên cứu, chế tạo, chiếc máy phát tia plasma lạnh ứng dụng công nghệ hồ quang trượt đã ra đời và được ứng dụng trong điều trị lĩnh vực y tế và thẩm mỹ.
Theo TS Tùng, tia plasma lạnh có khả năng diệt vi khuẩn, kể cả vi khuẩn kháng kháng sinh, đồng thời tái tạo mô, nhanh làm lành vết thương. Đặc biệt quá trình điều trị không cần tới kháng sinh, điều này rất đáng quý trong bối cảnh kháng sinh đang hiếm và giá đắt ở Việt Nam. Cũng do không cần kháng sinh nên chi phí điều trị theo phương pháp plasma rẻ hơn nhiều.
Vết thương chậm lành do nhiều nguyên nhân trong đó nhiễm khuẩn đóng vai trò quan trọng, ngoài ra loạn dưỡng thần kinh, rối loạn dinh dưỡng tại chỗ cũng là một trở ngại lớn trong quá trình lành vết thương.
Tuy nhiên, với việc sáng chế ra chiếc máy này, nhóm nghiên cứu đã chứng minh khả năng tiêu diệt trực khuẩn mủ xanh trong môi trường nuôi cấy chỉ sau 10 giây chiếu tia. Theo các nghiên cứu, các gốc hoạt tính như NO được hình thành khi plasma tiếp xúc với không khí còn có tác dụng kích thích làm lành vết thương, cải thiện vi tuần hoàn thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Một vài thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành nhằm chứng minh tác dụng này như lành vết thương của các thương tổn chàm, sẹo bỏng, loét tỳ đè… đều khẳng định plasma lạnh là một hướng mới trong điều trị vết thương chậm lành.
Do tác động tổng hợp của một số thành phần trong plasma, chẳng hạn như kích thích (oxy hoạt động), tia UV cường độ thấp, vi dòng điện và sự gia tăng nhiệt độ ngắn hạn tại chỗ đã tạo nên tính chất kháng vi rút, kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm và chữa trị vết thương hiệu quả. Trong lĩnh vực y tế, plasma có lợi ích làm sạch và khử trùng các bề mặt vết thương; đồng thời có công hiệu nhanh chóng chống lại tất cả các tác nhân gây bệnh được thử nghiệm, bao gồm cả vi khuẩn dạng đa kháng mà không có tác dụng phụ hoặc kháng thuốc.
Ngoài ra, plasma còn có tác dụng giảm đau, giảm ngứa và khó chịu, không cần gây mê, không thấy tổn thương của lớp da sâu hơn
Với nghiên cứu nói trên, Việt Nam đã sớm ứng dụng công nghệ plasma vào trong lĩnh vực y tế. GS-TS Nguyễn Đại Hưng (nguyên Viện trưởng Viện Vật lý, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam) khẳng định đây là hướng nghiên cứu rất mới ở nước ta, có sự hợp lý, tính khoa học và có độ tin cậy cao.
Theo motthegioi