06:08, 18/08/2016

Cảm biến sinh học giúp phát hiện mỏi cơ, căng thẳng

Tập đoàn Nghiên cứu CFD (CFDRC) và Đại học New Mexico (Mỹ) cùng hợp tác phát triển một loại cảm biến có thể dễ dàng phát hiện và dự báo các vấn đề trong cơ thể như căng thẳng, mỏi cơ và mất nước.

Tập đoàn Nghiên cứu CFD (CFDRC) và Đại học New Mexico (Mỹ) cùng hợp tác phát triển một loại cảm biến có thể dễ dàng phát hiện và dự báo các vấn đề trong cơ thể như căng thẳng, mỏi cơ và mất nước.

 



Cảm biến sinh học này có thể đeo trên người, dựa vào công nghệ enzyme được ứng dụng vào điện cực của cảm biến cho phép phát hiện chất chuyển hóa lactat trong mồ hôi. Cảm biến hoạt động bằng pin nhiên liệu sinh học dựa trên glucose, tức là nguồn năng lượng tái chế và an toàn.

Nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Solid State Science and Technology, tác giả nghiên cứu Jenny Ulyanova giải thích rằng: “Khi cơ thể con người vận động nhiều, sẽ có thời điểm chức năng cơ hiếu khí trở thành chức năng cơ kỵ khí. Tại thời điểm này, lượng lactat được sản sinh nhanh hơn lượng mất đi. Khi điều đó xảy ra, xác định được nồng độ có thể là chỉ dấu về các vấn đề tiềm ẩn như mỏi cơ, căng thẳng và mất nước”.

Mặc dù cảm biến được thiết kế để hỗ trợ huấn luyện binh sỹ, nhưng nó cũng có thể áp dụng cho những người vận động thể chất nhiều để theo dõi những thay đổi trong hàm lượng lactat, tương tự như cách các vận động viên thể thao sử dụng máy đo nhịp tim.
 

Theo khoahocvacongnghevietnam