Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học California vừa xây dựng thành công vi mạch đầu tiên trên thế giới chứa 1000 bộ vi xử lý mà theo mô tả, họ đã tạo ra một thiết kế vượt qua những hạn chế chung của các dòng chip đa lõi trước đây.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học California vừa xây dựng thành công vi mạch đầu tiên trên thế giới chứa 1000 bộ vi xử lý mà theo mô tả, họ đã tạo ra một thiết kế vượt qua những hạn chế chung của các dòng chip đa lõi trước đây.
Với 1.000 bộ vi xử lý độc lập có thể lập trình được, con chip này có khả năng thực hiện tới 1,78 nghìn tỷ câu lệnh trong một giây và chứa tổng cộng 621 triệu bóng bán dẫn.
Điện năng tiêu thụ của dòng chip này khá ấn tượng, khi được giới thiệu nó có kích thước bằng một viên pin AA thường được lắp đặt trong các bộ điều khiển của tivi hay điều hòa không khí để có thể thực hiện 115 tỷ câu lệnh trong khi chỉ tiêu tốn 0,7 Watt.
Chip 1000 lõi được chế tạo bởi IBM với công nghệ CMOS 32 nm từ nguồn vốn tài trợ của Bộ Quốc phòng Mỹ. Với kích thước toàn bộ bảng mạch chip là 7,94mm x 7,82mm, tương cứ mỗi một mm vuông thì chứa khoảng 18 bộ vi xử lý.
Dòng chip này cũng chứa 1000 bộ định tuyến gói tin, và 12 khối bộ nhớ để xử lý dữ liệu. Mỗi một bộ vi xử lý có tốc độ xung nhịp trung bình cao nhất là 1,78 GHz.
Giáo sư kỹ thuật điện và máy tính thuộc trường UC Davis, ông Bevan Baas, giải thích rằng thiết kế của chip KiloCore (tên gọi của chip 1000 lõi) cũng hiệu quả và linh hoạt hơn so với chip xử lý đồ họa (GPU) vì mỗi lõi trong 1000 nhân xử lý của KiloCore đều có thể chương trình hóa một cách độc lập.
Theo nhandan