Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn (Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam) cho biết, trong suốt tháng 12 và tháng 1/2016, người yêu thích thiên văn Việt Nam có thể quan sát được sao chổi Catalina. Thời điểm lí tưởng nhất là từ 5-6 giờ, ngay trước lúc bình minh.
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn (Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam) cho biết, trong suốt tháng 12 và tháng 1/2016, người yêu thích thiên văn Việt Nam có thể quan sát được sao chổi Catalina. Thời điểm lí tưởng nhất là từ 5-6 giờ, ngay trước lúc bình minh.
Ngày 7-8/12 được cho là ngày sao chổi Catalina sáng nhất. (Ảnh: thienvanvietnam.org) |
Theo ông Sơn, sao chổi Catalina đã đi tới cận điểm trên quỹ đạo quanh Mặt trời vào ngày 15/11. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, vẫn chưa thể quan sát được hiện tượng này do nó khá mờ và bị che lấp bởi ánh sáng Mặt trời.
Hầu hết các sao chổi đều tạo ra một cái đuôi khi chúng di chuyển tới gần Mặt trời. Tuy nhiên, bằng mắt thường chúng ta khó quan sát được, đôi khi chỉ hiện lên vệt sáng ngắn và mờ khiến nhiều người nhầm tưởng là sao băng. Sao Chổi Catalina thậm chí có đến 2 cái đuôi.
Rạng sáng ngày 7 và 8-12 được cho là ngày sao chổi Catalina sáng nhất, có thể nhìn được bằng mắt thường. Tuy nhiên, người quan sát cũng chỉ có thể nhìn thấy sao chổi Catalina nếu thời tiết tốt. "Có thể quan sát sao chổi bằng mắt thường nhưng cách tốt nhất là sử dụng ống nhòm, kính thiên văn" - ông Sơn đưa ra lời khuyên.
Sau sao chổi Catalina, người yêu thích thiên văn phải đợi tới năm 2018 mới có thể quan sát được sao chổi tiếp theo - 46P Wirtanen.
Theo ĐCSVN