Tập đoàn Kyocera của Nhật Bản đã và đang tập trung nguồn lực để khai thác công nghệ điện mặt trời nổi trên mặt nước, tận dụng hết ưu thế và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong việc ứng dụng công nghệ điện mặt trời.
Tập đoàn Kyocera của Nhật Bản đã và đang tập trung nguồn lực để khai thác công nghệ điện mặt trời nổi trên mặt nước, tận dụng hết ưu thế và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong việc ứng dụng công nghệ điện mặt trời.
Một trạm điện mặt trời nổi của Tập đoàn Kyocera. |
Bắt đầu nghiên cứu và phát triển năng lượng mặt trời từ năm 1975, hiện nay Tập đoàn Kyocera đã hoàn thành 3 trạm điện mặt trời nổi trên mặt nước, trong đó trạm lớn nhất đặt tại hồ Sakasamaike, thành phố Kasai, tỉnh Hyogo (khánh thành ngày 24/5) với công suất 2,3 MW, đủ đáp ứng nhu cầu điện cho 820 hộ dân.
Trạm điện tại Kasai lắp đặt 9.072 tấm pin năng lượng mặt trời, chiều dài tổng cộng 333 m, rộng 77 m, tổng diện tích bề mặt hấp thụ ánh nắng 25.000 m2. Các tấm pin mặt trời lắp đặt trên đất liền và các tấm pin silicon được một mạng lưới làm bằng sợi thuỷ tinh và chất dẻo siêu nhẹ nâng nổi trên mặt nước.
Để cho tia sáng mặt trời luôn hội tụ trong các tấm silicon, tấm lưới nâng được xoay dần hướng theo sự di chuyển của Mặt trời trong ngày nhờ một động cơ nhỏ điều khiển từ xa qua ăng ten.
Các tấm pin mặt trời trên mặt nước còn giúp ngăn chặn 90% nước bốc hơi, ngăn chặn sự phát triển của tảo và các sinh vật hữu cơ trong môi trường nước.
Kể từ năm 2011, khi xảy ra thảm họa động đất sóng thần, Nhật Bản đã chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Nhận định điện mặt trời nổi là một công nghệ có tiềm năng phát triển đầy hứa hẹn, Kyocera đã lên kế hoạch xây dựng thêm từ 10-15 dự án.
Theo TTXVN