02:10, 30/10/2015

Chống nóng lên toàn cầu bằng cách… phun kim cương lên trời

Các nhà khoa học từ trường ĐH Havard (Mỹ) vừa đề xuất phun bụi kim cương vào khí quyển để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nghiên cứu này được giới thiệu trên tạp chí khoa học Atlmospheric Chemistry and Physics.

Các nhà khoa học từ trường ĐH Havard (Mỹ) vừa đề xuất phun bụi kim cương vào khí quyển để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nghiên cứu này được giới thiệu trên tạp chí khoa học Atlmospheric Chemistry and Physics.

 

Ảnh NASA
Ảnh NASA


Để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu, các nhà khoa học đang thảo luận về những phương pháp mới, như phun sulfat với nước lên trời để chống và làm khuếch tán tia sáng mặt trời.


Tuy nhiên, các nhà khoa học từ ĐH Havard đã đề xuất phương pháp an toàn hơn cho môi trường, thay thế sulfat bằng bụi từ những phân tử nano kim cương hoặc nhôm oxide.


Theo các nhà khoa học, sau khi đưa sulfat vào bầu khí quyển, nó tạo thành axit sulfuric, gây ảnh hưởng tới tầng ozone. Ngoài ra, sulfat hấp thụ ánh sáng ở tần số nhất định, do đó phần dưới của tầng bình lưu sẽ trở nên ấm hơn, gây ảnh hưởng đến khí hậu. Thêm nữa, sulfat tán xạ ánh sáng, thúc đẩy cây trồng tăng trưởng, nhưng lại làm giảm hiệu quả làm việc của các pin mặt trời.


Trong khi đó, oxide nhôm và kim cương khi phun ít gây ảnh hưởng tới tầng ozone hơn, ít làm nóng tầng bình lưu và không gia tăng sự khuếch tán ánh sáng đến bề mặt Trái đất. Sử dụng bụi kim cương theo tính toán của các chuyên gia sẽ hiệu quả hơn oxide nhôm tới 50%.


Dù bụi kim cương có giá rẻ hơn rất nhiều so với kim cương nguyên khối (khoảng 100 USD/kg), song để cân bằng, thậm chí là chỉ để đạt được một vài phần trăm giảm thiểu hiệu ứng khí nhà kính phải cần tới hàng trăm nghìn tấn bụi kim cương mỗi năm, tương đương với vài tỉ USD. Dẫu sao, các tác giả của dự án tin tưởng rằng trong tương lai (tới năm 2065), việc phun 450.000 tấn sẽ chỉ tiêu tốn của 10 tỉ dân trên hành tinh mỗi người 5 USD.


Nghiên cứu này cũng vấp phải sự không đồng tình từ giới khoa học, bên cạnh việc giá cả kim cương đắt đỏ, chuyên gia Debra Weisenstein của ĐH Havard cũng quả quyết rằng, việc kiểm soát bức xạ mặt trời là điều không tưởng.


Theo chinhphu.vn