Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Saskatchewan (Canada) đã phát triển công nghệ nội soi không dây, đầu dò của nó là một capsun nhỏ bé dạng viên nang như "con nhộng".
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Saskatchewan (Canada) đã phát triển công nghệ nội soi không dây, đầu dò của nó là một capsun nhỏ bé dạng viên nang như “con nhộng”.
Công nghệ nội soi không dây do Giáo sư Khan Wahid và đồng sự thuộc Đại học Saskatchewan bắt đầu nghiên cứu vào năm 2010 và đã được cấp bằng sáng chế của Mỹ.
Không cần dây dẫn, khi nuốt vào đến dạ dày, "con nhộng" sẽ cung cấp hình ảnh dạ dày và thành ruột để các bác sĩ chuyên khoa đánh giá bệnh trạng chính xác theo thời gian thực. Viên nội soi có một máy quay phim, pin, diode phát sáng (LED), một máy phát tí hon và nó có thể hoạt động suốt cuộc hành trình từ 8-10 giờ liền trong đường tiêu hóa.
Hệ thống trọn bộ có phần mềm nén hình ảnh và mạch vi chỉnh, kích cỡ viên thuốc con nhộng. Khi chỉ định bệnh nhân nuốt "con nhộng", dữ liệu từ thiết bị này có thể được chuyển đến bộ thu máy điện thoại thông minh của chính người bệnh nhờ bộ chuyển đổi bằng thẻ SIM.
Giáo sư Wahid Khan và công trình nội soi không dây |
Những thông tin vô giá từ “con nhộng” này sẽ cho phép bác sĩ chẩn đoán nhiều nguyên nhân gây chảy máu đường tiêu hóa, đau bụng (như bệnh Crohn, viêm loét dạ dày tá tràng hoặc ung thư đại trực tràng).
Ứng dụng công nghệ sáng tạo này còn có thể mở rộng ra các ngành công nghiệp, an ninh và môi trường.
Theo các bác sĩ, ở Mỹ, trong các loại ung thư, ngoài ung thư dạ dày thì ung thư ruột già (đại tràng) làm chết người chỉ sau ung thư phổi. Việc soi đại tràng bằng camera thường rất tốn kém. Vì thế, người ta kỳ vọng “con nhộng” này sẽ giúp nhiều người bệnh khám bệnh phòng ngừa, sớm tránh nguy cơ viêm, mọc polyp và các biến chứng u quái ở đường tiêu hóa.
Công nghệ sẽ trải qua thử nghiệm rộng rãi và tạo mẫu trước khi thực hiện các bước tiếp theo cho thị trường.
Theo Vietpress