Đề án Ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020 vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải ra quyết định phê duyệt.
Đề án Ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020 vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải ra quyết định phê duyệt.
Mỗi năm, cả nước có khoảng 1.000ha lúa bị ốc bươu vàng gây hại nặng. |
Theo đó, đến năm 2020, 3 loài sinh vật ngoại lai xâm hại nghiêm trọng là ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata), cây mai dương (Mimosa pigra) và cây trinh nữ móc (Mimosa diplotricha) phải được kiểm soát và diệt trừ trên toàn quốc. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, ngành khác phối hợp đánh giá, lựa chọn giải pháp kiểm soát, xây dựng mô hình và áp dụng thử nghiệm biện pháp diệt trừ 3 loài trên. Đến năm 2018, các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành xây dựng khảo nghiệm, đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoại lai, bao gồm: nghiên cứu áp dụng các biện pháp, quy trình đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoại lai đối với môi trường và đa dạng sinh học, rà soát, lập danh mục các cơ sở khảo nghiệm, đánh giá các loài có nguy cơ xâm hại nhập khẩu vào Việt Nam...
Tại Việt Nam, sinh vật ngoại lai xâm hại đang gây ra nhiều thiệt hại cho đa dạng sinh học và các hệ sinh thái. Chỉ tính riêng ốc bươu vàng, mỗi năm, cả nước có khoảng 1.000ha lúa bị loài này gây hại nặng, khiến nông dân phải gieo cấy lại nhiều lần; 22.000ha bị hại nặng phải cấy dặm lại từ 1 - 2 lần và trên 200.000ha bị hại trung bình, nhẹ phải cấy dặm từng ô nhỏ. Ngoài cây lúa, ốc bươu vàng còn hại rau muống, khoai sọ và nhiều cây trồng khác.
H.D (Theo khoahoc.com.vn)