Các nhà nghiên cứu đã chế tạo thành công một loại rô-bốt thu nhỏ hình giống con cua, có 1 gọng kìm và 1 cái móc, có thể loại bỏ các mô ung thư dạ dày giai đoạn đầu mà không để lại bất kỳ vết sẹo nào.
Các nhà nghiên cứu đã chế tạo thành công một loại rô-bốt thu nhỏ hình giống con cua, có 1 gọng kìm và 1 cái móc, có thể loại bỏ các mô ung thư dạ dày giai đoạn đầu mà không để lại bất kỳ vết sẹo nào.
Rô-bốt hình cua với gọng kìm, móc sẽ loại bỏ mô ung thư mà không để lại vét sẹo. |
Rô-bốt này được các nhà nghiên cứu Viện công nghệ kỹ thuật cơ khí và hàng không vũ Trụ của Singapore thiết kế, lấy cảm hứng từ món ăn cua ớt nổi tiếng của Singapore, sau một bữa tối ăn hải sản vào năm 2004.
Nó có một ống nội soi, xâm nhập vào ruột của bệnh nhân qua đường miệng. Sau đó sẽ dùng gòng kìm và móc để cắt các mô ung thư, rồi dùng thuốc để cầm máu.
Các bác sĩ phẫu thuật có thể theo dõi và điều khiển rô-bốt này qua màn hình nhờ vào máy ảnh thu nhỏ nội soi của nó. Sử dụng rô-bốt phẫu thuật này có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi các vết sẹo và nguy cơ nhiễm trùng.
Hiện ung thư dạ dày là nguyên nhân đứng thứ 2 gây ra tử dong do ung thư trên toàn thế giới và đặc biệt phổ biến ở Đông Á. Trong khi đó, việc chẩn đoán ung thư dạ dày thường thực hiện ở giai đoạn cuối dẫn đến rất khó điều trị và thường không thành công.
Theo Đất Việt