07:07, 08/07/2012

Kỹ năng đi giày cao gót mà vẫn khỏe mạnh

 

     Làm thế nào để đi giày cao gót mà vẫn khỏe mạnh? Điều này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng nhiều hơn. Hãy làm theo các bước dưới đây trong mỗi bước di chuyển để bắt đầu tự bảo vệ mình khỏi các bệnh do đi giày cao gót gây ra.

 

     Giày cao gót khoảng 7cm, dù là gót nhọn hay gót bằng, đều tạo áp lực lên xương bánh chè cao hơn 30% so với giày đế thấp. Mang giày cao gót thường xuyên cũng có thể ảnh hưởng đến cột sống của bạn, gây ra chứng đau lưng do khung chậu bị đẩy về phía trước và cột sống lưng bị cong.

     Làm thế nào để đi giày cao gót mà vẫn khỏe mạnh? Điều này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng nhiều hơn. Hãy làm theo các bước dưới đây trong mỗi bước di chuyển để bắt đầu tự bảo vệ mình khỏi các bệnh do đi giày cao gót gây ra.

     1. Trong mỗi bước tiến, hãy để cho các ngón chân trỏ hướng về phía trước.

     2. Khi đi bộ, cố gắng làm cho gót chân chạm đất trước, sau đó mới từ từ đặt cả bàn chân xuống.

     3. Ở nhà bạn nên đi chân trần để cho phép mắt cá chân hoạt động tự do, có thể kích thích các khu phản xạ trên bàn chân.

 

      4. Tự massage chân sau một thời gian đi giày cao gót. Buổi tối nên ngâm chân nước nóng khoảng 10 - 15 phút. Và sau đó sử dụng cả hai tay để nhẹ nhàng xoa bóp các nốt bạch huyết sau đầu gối, nhằm đẩy mạnh lưu thông máu và các chất chuyển hóa trở lại.

    5.  Chỉ nên mang giày cao gót vào những ngày mà bạn không phải di chuyển nhiều. Hôm nào "diện" giày cao gót cần hạn chế di chuyển, hoặc chuẩn bị sẵn một đôi dép hay giày có đế mềm để thay đổi khi ra khỏi cơ quan, công sở.

Theo (Afamily)