Hầu hết đứa trẻ khỏe mạnh nào cũng nghịch ngợm và háu ăn. Chúng đặc biệt thích đồ ngọt. Nhưng điều này thường dẫn đến nhiều nguy cơ...
Nguy cơ khi trẻ ăn đồ ngọt
Đường sucrose trong kẹo sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, làm mất canxi và làm mềm răng, gây sâu răng. (Ảnh: ITN). |
Dễ bị sâu răng
Đường sucrose trong kẹo sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, làm mất canxi và làm mềm răng, gây sâu răng.
Lời khuyên từ các chuyên gia: Ngay từ khi còn nhỏ, đừng cho trẻ uống nước ngọt hoặc đồ uống có đường mà hãy uống nhiều nước lọc hơn; cố gắng không ăn kẹo, bánh ngọt và các đồ ăn nhẹ chế biến sẵn khác, đánh răng vào buổi sáng và buổi tối, súc miệng sau bữa ăn; sau khi ăn đồ ngọt hãy làm sạch miệng kịp thời.
Béo phì và suy dinh dưỡng
Ăn quá nhiều đồ ngọt có thể gây béo phì ở trẻ sơ sinh và thậm chí dẫn đến các bệnh về chuyển hóa như tiểu đường.
Đồ ngọt còn có thể tiêu hao vitamin trong cơ thể, làm giảm tiết nước bọt và tuyến tiêu hóa, tăng axit dạ dày, gây khó tiêu.
Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ kén ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng. Lời khuyên của chuyên gia: Đừng cho trẻ ăn đồ ngọt trước hoặc sau bữa ăn mà hãy ăn một ít trái cây giữa các bữa ăn. Chú ý đừng ăn quá nhiều trái cây.
Khả năng miễn dịch thấp và dễ bị dị ứng
Nghiên cứu mới của Đại học Wilconel ở Hoa Kỳ chỉ ra rằng đồ ngọt có thể ảnh hưởng đến chức năng của tế bào bạch cầu và những thay đổi trong thành mạch máu, làm giảm khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể, khiến tình trạng viêm nhiễm, dị ứng và các vấn đề khác dễ xảy ra hơn.
Lời khuyên của chuyên gia: Đảm bảo cung cấp cho trẻ chế độ ăn đa dạng để cân bằng dinh dưỡng. Ăn nhiều cà chua, nấm, rau chân vịt và các loại rau xanh khác để giúp nâng cao khả năng miễn dịch.
Ảnh hưởng đến sự phát triển vị giác
Nếu bạn cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, vị giác của trẻ sẽ thay đổi và trẻ sẽ mất hứng thú với những món ăn nhạt. Lời khuyên của chuyên gia: Hãy để con thưởng thức hương vị tự nhiên của thức ăn. Đừng kích thích vị giác quá sớm bằng những thức ăn quá ngọt hoặc quá mặn.
Ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ
Quá nhiều đường vào máu sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương của trẻ, gây ra các triệu chứng như khó chịu, thiếu tập trung.
Ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé và ảnh hưởng không tốt đến sự tăng trưởng, phát triển trí tuệ.
Lời khuyên của chuyên gia: Không nên ăn đồ ngọt hai giờ trước khi đi ngủ. Nếu bé khóc vì muốn ăn, hãy cho bé uống một ly sữa để giúp bé dễ ngủ.
Ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác
Ăn quá nhiều đường sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể bé, từ đó làm giảm áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể, khiến thủy tinh thể phồng lên và biến dạng, tăng độ đi-ốp, dễ dẫn đến cận thị.
Ngoài ra, ăn quá nhiều đường sẽ làm giảm hàm lượng canxi trong cơ thể trẻ, làm giảm độ đàn hồi của củng mạc ở thành ngoài của nhãn cầu đang phát triển.
Nếu kết hợp với việc không chú ý vệ sinh mắt sẽ dễ gây cận thị ở trẻ em. Lời khuyên của chuyên gia: Nếu muốn bé có thị lực tốt, hãy bớt ăn đồ ngọt và tăng cường thực phẩm giàu vitamin B như lòng đỏ trứng, cà rốt, gan động vật…
Cách kiểm soát việc bé ăn đồ ngọt
Quá nhiều đường vào máu sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương của trẻ, gây ra các triệu chứng như khó chịu, thiếu tập trung. (Ảnh: ITN). |
Nhiều loại thực phẩm tự nhiên như dưa hấu, cam, táo, đào, chuối… có thể thích hợp cho bé tầm 6 tháng tuổi. Những loại này có thể thay thế bữa ăn nhẹ buổi sáng hoặc buổi chiều, nhưng phải kiểm soát số lượng để không ảnh hưởng đến bữa ăn chính.
Nếu dùng nước ép trái cây cho trẻ uống thì tốt nhất nên pha loãng và thêm một nửa lượng nước vào. Không uống trước bữa ăn để tránh ảnh hưởng đến việc ăn uống.
Những điều cần lưu ý
Các bà mẹ không nên cho con ăn kem và sô cô la. Một khi chúng đã nếm thử, chúng sẽ luôn xin mẹ những thực phẩm không có lợi cho sự phát triển.
Cố gắng không mua và tích trữ đồ ngọt ở nhà, chẳng hạn như đồ uống và bánh kẹo, trẻ sẽ tự nhiên ăn ngon miệng nếu không nhìn thấy những thứ này.
Để giảm thiểu tác hại của đồ ngọt đối với trẻ, các mẹ cũng nên lưu ý những yêu cầu về độ tuổi cho trẻ ăn đồ ngọt.
Theo giaoducthoidai.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin