Đôi khi mọi người cảm thấy thèm ăn đồ ngọt, tuy nhiên nếu cảm giác thèm ăn đồ ngọt kéo dài khiến bạn không "cưỡng" được, chắc chắn cơ thể bạn đang gặp rắc rối.
Nguyên nhân khiến thèm ăn đồ ngọt
- Chế độ ăn chưa khoa học. Nếu chế độ ăn uống của bạn ít chất đạm, chất béo lành mạnh và chất xơ, bạn có thể gặp phải những thay đổi về lượng đường trong máu ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn.
- Gặp stress. Nếu bạn đang bị căng thẳng, nhiều khả năng bạn sẽ tìm đến đồ ăn để giải khuây. Do tác động của đường đối với các hormone tạo cảm giác dễ tốt của bạn nên đồ ngọt là lựa chọn tự nhiên khi bạn cảm thấy buồn.
- Mất cân bằng giấc ngủ. Thiếu ngủ, mất ngủ, mệt mỏi thường dẫn đến cảm giác thèm và ccó xu hướng lựa chọn đồ ngọt để bổ sung nhiều hơn.
- Tiêu thụ ít calo hơn: Nếu bạn đang nhịn ăn hoặc không ăn đủ calo thì cảm giác thèm đường của bạn có thể tăng.
- Ăn nhiều đường: Bạn càng ăn nhiều đường thường xuyên, cơ thể bạn càng thèm đường. Nghiên cứu cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa các loại thực phẩm bạn ăn thường xuyên và sở thích của bạn đối với loại thực phẩm đó.
Ăn đồ ngọt làm tăng tăng nồng độ serotonin trong não. Serotonin còn được gọi là hormone tạo cảm giác tốt, là một chất dẫn truyền thần kinh trong não giúp tăng cường cảm giác hạnh phúc của bạn.
Ăn đồ ngọt làm tăng tăng nồng độ serotonin trong não. Serotonin còn được gọi là hormone tạo cảm giác tốt, là một chất dẫn truyền thần kinh trong não giúp tăng cường cảm giác hạnh phúc của bạn.
Ăn đồ ngọt làm tăng tăng nồng độ serotonin trong não. Serotonin còn được gọi là hormone tạo cảm giác tốt, là một chất dẫn truyền thần kinh trong não giúp tăng cường cảm giác hạnh phúc của bạn. |
Cơ thể thèm ngọt báo hiệu thiếu chất gì?
Việc thèm đồ ngọt nhiều hơn bình thường chủ yếu là do sự thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể. Vậy cụ thể bạn đang thiếu những chất gì?
1. Thiếu canxi và magie
Nếu thèm thứ gì đó ngọt như nước có gas, bạn có thể đang thiếu canxi và magie. Thành phần chính trong nước giải khát là caffein nên nó có thể giúp bạn tỉnh táo nhưng cũng có thể gây nghiện. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nước ngọt không giúp bạn bổ sung hai loại khoáng chất này mà ngược lại, sẽ khiến cơ thể thiếu hụt canxi và magie trầm trọng hơn.
Ngoài nước ngọt có gas, nếu bạn đang thèm một thanh sô cô la, có thể cơ thể bạn đang thiếu magie. Hay lo lắng, căng thẳng, thậm chí là trầm cảm là những biểu hiện của sự thiếu hụt magie.
2. Thiếu crom
Khi cơ thể thiếu crom, nó có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng lượng đường trong máu và khiến bạn cảm thấy không có đủ năng lượng để hoạt động. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy thèm đồ ngọt.
Trong cơ thể, crom và insulin đóng vai trò cân bằng lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng và cảm giác thèm ăn. Hạ đường huyết hoặc rối loạn đường huyết do thiếu crom khiến cơ thể tìm đến đồ ngọt.
3. Thiếu vitamin B
Thèm đồ ngọt khi tâm trạng căng thẳng, ủ rũ hay buồn bã cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu vitamin B trầm trọng. Các vitamin B, bao gồm B1 (thiamin), B2 (riboflavin), B3 (niacin) và B5 (axit pantothenic), là những vitamin tham gia vào quá trình tạo ra năng lượng.
Khi não không được cung cấp đủ năng lượng để hoạt động, tinh thần bị áp lực, khiến cơ thể tìm đến đồ ngọt để cải thiện tình trạng này. Ngoài ra, bạn có xu hướng ăn nhiều chất béo hơn. Kết quả là bạn có xu hướng tăng cân sau một thời gian căng thẳng.
Để tránh tình trạng này, không nên ăn đồ ngọt, hãy bổ sung các thực phẩm như đậu nành, đậu phộng, dầu cá và uống nhiều nước cam hơn.
4. Thừa andrenaline
Nếu bạn thường cảm thấy căng thẳng hoặc chóng mặt khi đứng hoặc thường xuyên mắc chứng đau cổ họng, khát và phải đi tiểu thường xuyên thì chính là dấu hiệu cơ thể bị thừa andrenaline.
Adrenaline là hormone của tuyến thượng thận do tuyến thượng thận tạo ra và có nhiệm vụ điều hòa sự hoạt động của thần kinh. Tuyến thượng thận tiết hormone adrenaline và cortisol khi chúng ta chịu nhiều áp lực.
Khi chịu áp lực liên tục, các tuyến này có thể trở nên chậm chạp trong phản ứng và đó là lý do cơ thể tự động thèm ăn ngọt nhằm cung cấp thêm năng lượng.
Cai nghiện đồ ngọt dần dần sẽ giúp bạn giảm triệu chứng khó chịu nhưng đồng nghĩa với việc triệu chứng sẽ kéo dài lâu hơn. Ảnh minh họa |
Cách "cai nghiện" đồ ngọt
Cai nghiện đồ ngọt dần dần sẽ giúp bạn giảm triệu chứng khó chịu nhưng đồng nghĩa với việc triệu chứng sẽ kéo dài lâu hơn. Dừng ăn ngay lập tức các dạng đồ ngọt, thực phẩm chứa đường sẽ giúp cơ thể làm quen nhanh hơn, triệu chứng cũng chấm dứt sớm hơn. Thực hiện bằng cách:
Ăn nhiều protein
Giúp duy trì năng lượng cơ thể trong quá trình cai nghiện đồ ngọt và tránh đói. Những cơn đói sẽ không thể dụ dỗ bạn ăn một thanh kẹo hoặc ăn đồ ngọt khác. Nên bổ sung Protein từ thịt gia cầm, cá, thịt nạc, các loại rau và hạt giàu protein ở cả bữa chính và bữa ăn nhẹ.
Ăn nhiều chất xơ
Các chất xơ chứa nhiều trong rau và các loại hạt giúp bạn giảm triệu chứng khi cai nghiện đồ ngọt như đau đầu, buồn nôn mà vẫn giữ được cảm giác thèm ăn.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước cũng giúp cơ thể bạn cảm thấy thoải mái hơn trong giai đoạn này. Ngoài ra, cảm giác khát thường bị nhầm với đói. Uống 1 ly nước giúp bạn chống lại cơn thèm ăn và sự thôi thúc ăn quá nhiều để thỏa mãn cơn thèm.
Tránh chất làm ngọt nhân tạo
Chất làm ngọt nhân tạo vẫn tạo hương vị ngọt nhưng không chứa hoặc chứa ít calo. Mặc dù vậy, sử dụng chất ngọt nhân tạo lại làm tăng cảm giác thèm đồ ngọt, người dùng có thể bị phụ thuộc. Hãy cố gắng tránh xa các thực phẩm ngọt, ngay cả các chất làm ngọt nhân tạo để cai nghiện một lần và mãi mãi.
Kiểm soát căng thẳng
Nghiên cứu cho thấy căng thẳng làm tăng cảm giác thèm ngọt, do đường giúp làm dịu các hormone gây căng thẳng. Vì thế kiểm soát căng thẳng giúp bạn cai nghiện đồ ngọt dễ dàng hơn. Đi dạo, nói chuyện với bạn bè hay đọc cuốn sách yêu thích và cách đơn giản giúp bạn kiểm soát tình trạng tâm lý này.
Ngủ đủ giấc
Ngủ không đủ giấc có thể khiến các triệu chứng khi cai nghiện đồ ngọt trở nên trầm trọng hơn như: thèm ăn, mệt mỏi. Một giấc ngủ tốt sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, có năng lượng cao hơn, cải thiện trí nhớ và sự tập trung. Để giấc ngủ ngon hơn, bạn nên hạn chế ngủ trưa và tạo thói quen ngủ ở một giờ nhất định mỗi tối.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin