Các loại gia cầm sống và nấu chưa chín kỹ như thịt gà, thịt vịt có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao. Điều này chủ yếu là do hai loại vi khuẩn Campylobacter và Salmonella thường được tìm thấy trong ruột và lông của những loài gia cầm này.
1. Nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ gia cầm
Những vi khuẩn như Campylobacter và Salmonella thường làm nhiễm bẩn thịt gia cầm tươi như thịt gà, thịt vịt trong quá trình giết mổ và vi khuẩn có thể tồn tại cho đến khi nấu nướng kỹ loại bỏ chúng.
Trên thực tế, nghiên cứu từ Anh, Mỹ và Ireland cho thấy thịt gà sống bán trong siêu thị có tới 4–5% bị nhiễm Salmonella.
Còn Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) ước tính mỗi năm ở Mỹ có khoảng 1 triệu người mắc bệnh do ăn phải gia cầm bị ô nhiễm.
CDC ước tính rằng vi khuẩn Salmonella gây ra nhiều bệnh do thực phẩm hơn bất kỳ loại vi khuẩn nào khác. Thịt gà là nguồn chính gây ra những căn bệnh này. Trên thực tế, cứ 25 gói thịt gà thì có khoảng 1 gói tại cửa hàng tạp hóa bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA, 1 trong 7 người lau chùi bồn rửa sau khi rửa gà vẫn còn vi khuẩn trong bồn rửa.
Khi nấu chín, thịt gà có thể là một lựa chọn bổ dưỡng nhưng thịt gà sống có thể bị nhiễm vi khuẩn Campylobacter, Salmonella hoặc Clostridium perfringens.
Nếu ăn thịt gà chưa nấu chín, người ăn có thể ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra cũng có nguy cơ bị bệnh nếu ăn thực phẩm hoặc đồ uống khác bị nhiễm khuẩn từ thịt gà sống.
Có thể làm giảm sự nhiễm khuẩn Salmonella ở gà và nguy cơ ngộ độc thực phẩm vì những vi khuẩn có hại này sống trên thịt gia cầm sống nhưng chúng sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khi thịt được nấu chín kỹ.
Để giảm thiểu rủi ro, hãy đảm bảo thịt gia cầm được nấu chín hoàn toàn, không nên rửa thịt sống và đảm bảo rằng thịt sống không tiếp xúc với dụng cụ, bề mặt bếp, thớt và các thực phẩm khác, vì điều này có thể dẫn đến lây nhiễm chéo.
Nếu ăn thịt gà chưa nấu chín, người ăn có thể bị ngộ độc thực phẩm. |
2. Các bước để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm từ thịt gà
Tại cửa hàng
Đặt thịt gà vào túi dùng một lần trước khi cho vào giỏ hàng hoặc đặt vào đáy giỏ để nước từ túi đựng thịt gà không dính vào các thực phẩm khác.
Trong tủ lạnh
Bảo quản thịt gà trong hộp kín hoặc bọc cẩn thận để nước từ thịt gà không rò rỉ sang các thực phẩm khác.
Chuẩn bị gà
Rửa tay bằng xà phòng và nước ít nhất 20 giây trước và sau khi xử lý thịt gà sống.
Giữ thịt sống tách biệt với đồ ăn sẵn, thớt rửa, dao và tay, đồng thời nấu thức ăn ở nhiệt độ bên trong an toàn.
Nếu rửa thịt gà, hãy làm một cách an toàn nhất có thể:
Xả nước nhẹ nhàng lên gà để hạn chế nước bắn tung tóe ra xung quanh.
Sau đó ngay lập tức làm sạch bồn rửa và khu vực xung quanh bồn rửa bằng nước xà phòng nóng và vệ sinh kỹ lưỡng.
Rửa tay đúng cách trong 20 giây.
Sử dụng thớt riêng cho thịt gà sống.
Không bao giờ đặt thức ăn đã nấu chín hoặc sản phẩm tươi lên đĩa, thớt hoặc bề mặt khác mà trước đó đã đựng thịt gà sống.
Để thịt gà sống và nước rửa gà tránh xa thực phẩm ăn liền như salad hoặc thực phẩm đã nấu chín.
Rửa thớt, đồ dùng, bát đĩa và mặt bàn bằng nước xà phòng nóng sau khi sơ chế thịt gà và trước khi chuẩn bị món tiếp theo.
Trong khi nấu ăn
Sử dụng nhiệt kế thực phẩm để đảm bảo gà được nấu ở nhiệt độ bên trong an toàn là 165°F (trên 73°C).
Nếu chế biến thịt gà sống đông lạnh trong lò vi sóng hãy xử lý như cách bạn làm với thịt gà sống tươi. Thực hiện theo hướng dẫn nấu ăn cẩn thận để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.
Nếu cảm thấy món gà chưa được nấu chín hoàn toàn, hãy nấu thêm.
Sau khi ăn
Làm lạnh hoặc đông lạnh thịt gà còn sót lại trong vòng 2 giờ (hoặc trong vòng 1 giờ nếu thực phẩm tiếp xúc với nhiệt độ trên 90°F (32°C).
Theo Sức khỏe & Đời sống
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin