16:20, 11/06/2023

Những công dụng tuyệt vời của rau răm

Nhiều tài liệu y văn cổ khẳng định, rau răm có tác dụng chữa thiếu máu do thiếu sắt, điều hòa kinh nguyệt, đặc biệt cải thiện di mộng tinh.

 

 

 

Rau răm còn có tên là thủy liễu. Cây thân thảo, mọc dưới nước hoặc ở nơi luôn luôn ẩm ướt. Lá rau răm thuôn dài nhọn ở đầu. Rau răm có hương thơm đặc biệt. Nó là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong chế biến các món ăn.

Theo đông y rau răm có vị cay nóng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ích trí, minh mục, tiêu thực, sát trùng. Tác dụng của rau răm khi ăn sống ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.

Lương y Nguyễn Hồng Xiêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội cho biết: trong các y văn ghi lại, rau răm có vị cay ấm, khu hàn, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị, tiêu thực, trừ chướng thống, cẩm tả lỵ. Nó còn giúp trừ cước khí sưng chân, chữa rắn, rết, côn trùng cắn, chàm, ghẻ (để đắp, rửa).

Nhiều tài liệu y văn cổ còn khẳng định, rau răm đã được người xưa sử dụng để khử trừ giun sán, chữa thiếu máu do thiếu sắt, điều hòa kinh nguyệt.

Theo lương y Nguyễn Hồng Xiêm, thời gian gần đây, nhiều công trình nghiên cứu y học hiện đại cũng kết luận: Rau răm có thể cải thiện tình trạng di mộng tinh, xuất tinh sớm góp phần kéo dài cuộc truy hoan sung mãn. Ngoài ra, rau răm còn có tác dụng làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.

Công dụng chữa bệnh của rau răm trong đông y:

Đầy hơi trướng bụng, tiêu hóa kém: Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).

Cảm cúm: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.

Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh:Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày

Chữa rắn cắn: Rau rắm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắm băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt).

Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bịtổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).

Thần dược phòng the

Với những nghiên cứu gần đây, rau răm hóa ra lại là "thần dược phòng the" chứ hoàn toàn không gây bất lợi nào cho ham muốn sinh lý.

Rau răm dùng phổ biến cho một số món ăn sau:

- Trướng vịt lộn: Rau răm làm giảm mùi tanh của trứng vịt lộn.

- Cháo thịt dê: Rau răm có tác dụng khử mùi, ôn òa.

- Lẩu cá kèo: Rau răm chống hoạt tinh.

- Các món nghêu, sò, hến luộc, xào, nấu canh, nấu cháo đều có thêm rau răm, có tác dụngtiêu thực, khử mùi tanh và tăng khẩu vị.

- Chả rươi gồm con rươi, trứng gà, vỏ quýt thái chỉ, thêm rau răm để giảm tính hàn của rươi.

- Bún thang Hà Nội: Thêmrau răm tạo mùi hấp dẫn

Lưu ý: Rau răm không độc nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Theo các bác sĩ đông y, ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục.

- Cả nam và nữ nếu ăn rau răm nhiều và thường xuyên có thể gây giảm ham muốn, đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.

- Phụ nữ những ngày thấy tháng (kinh nguyệt) không nên ăn rau răm dễ bị rong huyết.

- Người có thai cấm dùng vì có thể sẩy thai.

- Những người máu nóng, ốm gầy đặc biệt không nên ăn rau răm.

Theo Báo Giáo dục và Thời đại