Bên cạnh việc mang lại trị dinh dưỡng cao, mồng tơi còn có thể gây ra những vấn đề nguy hại cho sức khỏe nếu chúng ta ăn quá nhiều loại rau này.
Trong rau mồng tơi có vitamin A, vitamin B9 (acid folic), vitamin C, calci, magie, sắt và vài chất chống oxy hóa, chất saponin, các acid amin thiết yếu như arginin, isoleucine, leucine, lysin, tryptophan... Vitamin C trong lá mồng tơi cao gấp 3 lần rau cải, vitamin A cao gấp 1,5 lần rau xoăn (kale). Một số nhà nghiên cứu đã báo cáo hoạt tính kháng ung thư, chống ôxy hóa và chống viêm trên thực nghiệm của rau mồng tơi do có chất beta sitosterol.
Tác hại khi ăn nhiều rau mồng tơi
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng không nên lạm dụng quá nhiều mồng tơi vì đây là nguyên nhân gây cản trở cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Gây tiêu chảy
Nếu bạn đột ngột ăn nhiều rau mồng tơi và ăn liên tục trong các bữa ăn, hệ tiêu hóa của bạn sẽ gặp vấn đề vì sự gia tăng đột biến của hàm lượng chất xơ. Nhiều người có thể bị tiêu chảy, tiêu lỏng, viêm loét dạ dày, tá tràng ...Nếu hệ tiêu hóa không tốt, bạn cần lưu ý điều này để không phải chịu hậu quả từ việc tiêu chảy – căn bệnh khiến bạn mất nước rất nhiều và mệt mỏi kéo dài.
Giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng
Trong rau mồng tơi có chứa hàm lượng axít oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng trên.
Nhưng nếu ăn kèm rau mồng tơi cùng các thực phẩm giàu vitamin C như nước cam hoặc cà chua thì cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ canxi và sắt.
Gây sỏi thận
Rau mồng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
Gây mảng bám ở răng
Một tác dụng phụ phổ biến nhưng vô hại của việc ăn rau mùng tơi đó là có cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt.
Do trong rau mồng tơi các acid oxalic (Acid oxalic có chứa tinh thể nhỏ, không hòa tan trong nước, dễ bám vào răng) nên việc ăn loại rau này khiến bạn cảm thấy mảng bám ở răng nhiều hơn.
Rau mồng tơi chứa chất gây mảng bám trên răng. Vì thế, sau khi ăn rau mùng tơi, hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ để luôn cảm thấy thoải mái, tự tin trong việc giao tiếp với người khác.
Gây khó chịu trong dạ dày
Rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mồng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.
Từ đó, cơ thể sẽ gặp một số vấn đề như đầy hơi, chuột rút sau khi ăn rau mùng tơi. Vì thế, hãy uống một ly nước lọc đầy sau khi bạn ăn rau mùng tơi để giúp quá trình tiêu thụ các chất xơ trong cơ thể trở nên dễ dàng hơn.
Cũng chính vì đặc tính này của rau mồng tơi nên người tỳ vị hư hàn (lạnh bụng), đại tiện lỏng nên hạn chế sử dụng. Nếu cố tình sử dụng rau mồng tơi, tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng.
Những lưu ý cần ghi nhớ khi ăn rau mồng tơi
Rau mồng tơi an toàn thường có màu xanh hơi vàng chứ không xanh mướt, xanh đậm như các rau phun thuốc hóa học. Lá có phiến ngắn, dày, phát triển cân đối với phần thân. Thân rau giòn, rắn chắc không bóng mượt như các cây rau được phun thuốc kích thích tăng trưởng.
Rau mồng tơi khi kết hợp với thịt bò sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. Những người bị táo bón nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.
Rau mồng tơi chế biến xong phải ăn hết, nếu thừa đổ đi chứ không để ăn lại vì rất dễ bị ngộ độc.
Chỉ nên ăn rau mồng tới 2 - 3 lần/tuần.
Không ăn rau mồng tơi sống. Mồng tơi có tính hàn nên nó có thể gây đầy bụng, khó tiêu nếu ăn sống.
Theo Tiền phong
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin