Quả mơ, vị thuốc giải nhiệt, phòng chống được cảm nắng, cảm nóng. Từ quả mơ, có thể chế biến thành ô mai có tác dụng giảm ho, cầm tiêu chảy, trị viêm đường tiết niệu…
1. Cách chế biến ô mai
Bước 1: Quả mơ chín vàng, rửa sạch, để ráo, đem phơi trong bóng râm cho héo.
Bước 2: Ngâm mơ: Mơ được ngâm với muối, theo tỉ lệ 1kg mơ: 250g muối. Sau 3 ngày thì vớt ra, tiếp tục phơi trong mát đến khi da quả mơ săn lại, rồi tiếp tục đem ngâm với muối như trên. Làm liên tục như vậy cho tới khi da quả mơ săn lại, các hạt muối trắng mịn kết tinh trên bề mặt là được.
Bước 3: Bảo quản ở nơi râm mát, khô ráo, chống ẩm.
Ô mai, vị thuốc từ quả mơ chữa ho, tiêu chảy, hư nhiệt phiền khát |
2. Tính vị và công hiệu của ô mai
Ô mai tính bình, vị chua, chát, có công hiệu liễm phế xát tràng, sinh tân giảm khát, tẩy giun, chữa lỵ; chủ trị các bệnh phế hư, ho lâu ngày, kiết lỵ, hư nhiệt tiêu khát, giun quấy, buồn nôn, đau bụng, giun chui ống mật...
Theo các nghiên cứu hiện đại, ô mai có hàm chứa các chất kích thích tố, có tác dụng ức chế nhu động đường ruột, ức chế nhiều loại trực khuẩn, cầu khuẩn thường thấy, cũng như các loại nấm gây bệnh ngoài da.
3. Các bài thuốc thường dùng
3.1. Cao ô mai
Thành phần: Ô mai 2500g, sắc bỏ hạt, cô thành cao 500g. Mỗi lần uống 9g pha thêm đường, hoà tan trong nước sôi, hoặc cứ thế nuốt uống, ngày 3 lần.
Tác dụng: Dùng cho người bị bệnh ngứa bong vẩy khuỷu tay và đầu gối.
3.2. Trà ô mai
- Trà ô mai gừng tươi: Cùi ô mai 30g, chè xanh 5g, gừng tươi 10g. Cùi ô mai cắt nát, gừng tươi rửa sạch thái sợi cùng với chè xanh hãm với nước sôi trong bình kín khoảng nửa giờ, thêm đường, uống nóng, ngày 3 lần. Dùng cho người bị lỵ trực khuẩn và lị a-mip.
- Trà ô mai đường: Ô mai 5 hạt, đường vừa đủ. Hãm nước sôi, uống nhiều lần thay trà; dùng cho người sau khi bay sởi, ra nhiều mồ hôi.
- Trà ô mai muối: Ô mai 50g. Hãm nước sôi, uống nhiều lần thay trà; dùng cho người mắc bệnh tiểu đường.
Vị thuốc bách hợp |
3.3. Cháo ô mai
- Cháo ô mai gạo lứt: Ô mai 20g, gạo lức 100g, đường phèn vừa đủ. Ô mai sắc lấy nước đặc, cho gạo lức vào nấu cháo, cháo chín cho đường phèn vào quấy đều, đun thêm 1 lát là được.
Tác dụng: Dùng cho người bị ho mạn tính, tiêu chảy, bệnh đường tiết niệu, hư nhiệt phiền khát, mùa hè khô miệng háo nước.
Ho lâu ngày không khỏi cảnh báo gì về chức năng hô hấp ở người cao tuổi?
- Cháo ô mai gạo lứt bách hợp: Ô mai 20g, gạo lức 100g, bách hợp 20g, đường phèn vừa đủ.
Ô mai sắc 2 nước, trộn lẫn, bỏ bã, cô lại còn 600ml. Gạo lức vo đãi sạch, cùng nước thuốc và bách hợp, có thể cho thêm nước, đun to lửa cho sôi, chuyển sang nhỏ lửa cho gạo nở bung ra, cho đường phèn vào đun thêm 1 lát nữa là được.
Tác dụng: Dùng cho người âm hư bị ho lâu ngày, ho có đờm, ho ra máu.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin