Bánh cốm gạo ít calo, nhưng lại giàu chất chống oxy hóa, giúp giảm cân và kiểm soát bệnh tiểu đường. Dưới đây là lợi ích của bánh cốm gạo.
Bánh cốm gạo ít calo, nhưng lại giàu chất chống oxy hóa, giúp giảm cân và kiểm soát bệnh tiểu đường. Dưới đây là lợi ích của bánh cốm gạo.
Ít calo
Lượng calo trong một chiếc bánh cốm gạo chủ yếu dựa trên carbohydrate. Hàm lượng calo trong bánh cốm gạo rất thấp. Do đó, bánh cốm gạo thường được ăn thay bánh mì hoặc bánh quy giòn để hỗ trợ giảm cân.
Chứa ngũ cốc nguyên hạt
Gạo lứt nguyên hạt có thể được sử dụng để làm bánh cốm gạo. Việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Do đó, nên chọn các loại bánh cốm gạo có chứa các thành phần là ngũ cốc nguyên hạt.
Giàu chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa có trong bánh cốm gạo giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi bị tổn thương DNA. Gạo lứt có chứa các hợp chất phenolic, bảo vệ tế bào khỏi bệnh tiểu đường loại 2, béo phì, ung thư và bệnh tim.
Điều chỉnh lượng đường trong máu
Các ngũ cốc nguyên hạt giúp bánh cốm gạo có thể kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn ở những người mắc bệnh tiểu đường. Điều này là do các loại ngũ cốc này giàu chất xơ mà cơ thể không thể tiêu hóa và hấp thụ để tạo năng lượng. Nhờ đó, những loại carbs này không làm tăng đột biến lượng đường trong máu như carbohydrate tinh chế.
Ngoài ra, chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt trong bánh cốm gạo còn cung cấp thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và béo phì.
Quản lý cân nặng
Bạn có thể duy trì cân nặng hợp lý bằng cách thay thế các loại thực phẩm giàu calo, nhiều carbohydrate bằng bánh cốm gạo. Bên cạnh đó, loại bánh này còn không chứa chất béo và calo, là một loại thực phẩm ăn kiêng an toàn.
Dễ tiêu hóa
Bánh cốm gạo giàu chất xơ, dễ dàng tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh đầy hơi, đau bụng, chuột rút... Ngoài ra, nhờ gạo lứt tự nhiên không chứa gluten nên bánh cốm gạo làm từ gạo lứt là một lựa chọn lành mạnh cho những người mắc bệnh không dung nạp gluten.
Theo Lao động