02:08, 02/08/2022

6 thói quen quan trọng giúp bạn ngăn ngừa cơn đau tim

Ít vận động và ăn uống vô độ, không theo giờ giấc là tiền đề dẫn đến cơn đau tim cũng như các vấn đề do sự lắng đọng canxi và cholesterol trong các động mạch đi vào não, thận, tim và ruột.

Ít vận động và ăn uống vô độ, không theo giờ giấc là tiền đề dẫn đến cơn đau tim cũng như các vấn đề do sự lắng đọng canxi và cholesterol trong các động mạch đi vào não, thận, tim và ruột.
 
Sau đây 2 chuyên gia: Tiến sĩ Chandrashekhar Kulkarni, chuyên gia Tư vấn, Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực tại bệnh viện Global Hospital (Ấn Độ), và tiến sĩ Zainulabedin Hamdulay, bác sĩ tư vấn phẫu thuật lồng ngực tại Viện Tim, Bệnh viện Masina Hospital (Ấn Độ), đưa ra những lời khuyên về những thói quen quan trọng để hạn chế cơn đau tim, theo nhật báo Hindustan Times.

 

Có 6 lời khuyên về những thói quen quan trọng để hạn chế cơn đau tim. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Có 6 lời khuyên về những thói quen quan trọng để hạn chế cơn đau tim. Ảnh: SHUTTERSTOCK

 

1. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim
 
Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim như cholesterol, huyết áp cao, viêm nhiễm... đều bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Tránh thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cao, muối và đường. Thường xuyên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất, vitamin, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh có thể tăng cường sức khỏe tim mạch.
 
Ăn uống hợp lý, lựa chọn thông minh khi mua thức ăn bên ngoài. Cố gắng giảm thức ăn nhanh chứa nhiều muối hoặc đồ chiên. Cố gắng nấu ăn tại nhà đơn giản với ít muối hoặc đường hơn. Uống rất ít rượu và bỏ thuốc lá
 
2. Tập thể dục thường xuyên
 
Béo phì là một yếu tố có thể dẫn đến sự khởi đầu của các biến chứng tim. Vận động thường xuyên để giữ cân nặng ở mức ổn định, đồng thời giúp kiểm soát mức cholesterol và huyết áp cao - là những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim, theo Hindustan Times.
 
3. Kiểm tra cẩn thận tiền sử bệnh của gia đình
 
Tìm hiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong gia đình, bao gồm đau tim, tê liệt, bệnh thận và tắc nghẽn động mạch. Nếu trong gia đình có người bị nhồi máu cơ tim ở tuổi khoảng 50 thì nên bắt đầu kiểm tra sau 35 tuổi.
 
4. Theo dõi mức vitamin B12 và bổ sung
 
Ngăn ngừa các nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành là điều quan trọng hàng đầu. Ưu tiên theo dõi mức vitamin B12 trong cơ thể. Kiểm tra nồng độ homocysteine trong máu - đây là dấu ấn sinh học của bệnh tim và đột quỵ. Bổ sung vitamin B tổng hợp cũng có thể giúp tránh bệnh động mạch vành nghiêm trọng.
 
5. Theo dõi huyết áp

 

Kiểm tra huyết áp thường xuyên có thể giữ huyết áp trong tầm kiểm soát, từ đó ngăn ngừa cơn đau tim. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Kiểm tra huyết áp thường xuyên có thể giữ huyết áp trong tầm kiểm soát, từ đó ngăn ngừa cơn đau tim. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Huyết áp cao dần dần làm tăng lưu lượng máu trong động mạch khiến chúng kém đàn hồi hơn và cũng làm tổn thương các tế bào của lớp lót bên trong động mạch. Chất béo từ chế độ ăn uống được tích tụ trong các động mạch bị tổn thương này, dẫn đến giảm lưu lượng máu giàu oxy đến tim, điều này có thể dẫn đến đau tim. Kiểm tra huyết áp thường xuyên có thể giữ huyết áp trong tầm kiểm soát, từ đó ngăn ngừa cơn đau tim, theo Hindustan Times.
 
6. Quản lý căng thẳng
 
Căng thẳng là nguyên nhân chính gây ra tất cả các loại vấn đề trong cuộc sống - về thể chất, tinh thần, cảm xúc và tâm lý. Căng thẳng liên tục có thể dẫn đến thói quen lối sống không lành mạnh.
 
Hít thở sâu, tập yoga, dành thời gian cho sở thích có thể giúp giảm căng thẳng.
 
Theo Thanh niên