Đậu rồng giàu chất dinh dưỡng và tất cả các bộ phận của cây đều có thể ăn được. Lá có thể được ăn như rau bina, hoa được trộn làm món salad, củ có thể được ăn sống hoặc nấu chín, hạt đậu rồng được sử dụng theo cách tương tự như đậu tương.
Đậu rồng giàu chất dinh dưỡng và tất cả các bộ phận của cây đều có thể ăn được. Lá có thể được ăn như rau bina, hoa được trộn làm món salad, củ có thể được ăn sống hoặc nấu chín, hạt đậu rồng được sử dụng theo cách tương tự như đậu tương.
Đậu rồng có tên khoa học tetragonolobus - còn được gọi là đậu Goa, đậu bốn cạnh, đậu bốn góc, đậu Manila, đậu Mauritius - là một loại cây họ đậu nhiệt đới New Guinea.
Đậu rồng phát triển nhiều ở các nước vùng xích đạo nóng ẩm, từ Philippines, Indonesia đến Ấn Độ, Miến Điện, Malaysia, Thái Lan và Sri Lanka. Nó được trồng rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á và Papua New Guinea do khả năng chịu bệnh tốt. Đậu rồng giàu chất dinh dưỡng và tất cả các bộ phận của cây đều có thể ăn được.
Lá Đậu rồng có thể được ăn như rau bina, hoa được trộn làm món salad, củ có thể được ăn sống hoặc nấu chín, hạt đậu rồng được sử dụng theo cách tương tự như đậu tương.
Lá đậu rồng, được sử dụng như rau xanh, là một nguồn tuyệt vời của chất xơ, vitamin C, vitamin A và khoáng chất. 100 g lá tươi cung cấp 45 mg vitamin C (75% giá trị khuyến cáo hàng ngày) và 8090 IU vitamin A (270% RDA).
Quả đậu rồng non là một trong những loại rau có lượng calo rất thấp; 100g đậu rồng chỉ chứa 49 calo. Hạt đậu rồng có 409 calo mỗi 100g và chứa hàm lượng protein tương đối cao (tương đương với protein có trong đậu nành). Cũng giống như các loại đậu khác, lượng Thiamin, pyridoxine (vitamin B-6), niacin, riboflavin và một số các vitamin B phức trong đậu rồng cũng rất nhiều.
Ngoài ra, đậu rồng cung cấp đủ lượng khoáng chất cho nhu cầu cơ thể. Một số khoáng chất quan trọng như sắt, đồng, mangan, canxi, phốt pho, magiê được tập trung trong đó. Mangan khi vào bên trong cơ thể con người là yếu tố giúp cho các enzym chống oxy hóa phát triển mạnh mẽ.
Đậu rồng lúc tươi là một trong những nguồn tốt nhất của folate. 100 g đậu rồng cung cấp 66 mg hoặc 16,5% nhu cầu folate hàng ngày. Folate, cùng với vitamin B-12, là một trong những thành phần thiết yếu giúp tổng hợp DNA và phân chia tế bào. Cung cấp folate đầy đủ trong chế độ ăn uống trong thời gian thụ thai và trong khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Củ của cây đậu rồng là nguồn tinh bột, protein và vitamin B-complex dồi dào. 100g củ cung cấp 11,6g protein so với 2,02g / 100g và 1,36g / 100g hàm lượng protein trong khoai và sắn.
Đậu rồng tươi chứa một số lượng khá cao vitamin C. 100g đậu rồng cung cấp 18,3mg hoặc 31% vitamin C - là một chất chống oxy hóa tan mạnh trong nước và khi được cung cấp đầy đủ trong chế độ ăn uống, nó giúp xây dựng khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm vào cơ thể, duy trì độ đàn hồi của mạch máu và ngăn ngừa bệnh ung thư.
Theo Sức khỏe & Đời sống