Đột quỵ đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ. Dưới đây là những cách tự cứu mình khi bạn có dấu hiệu bị đột quỵ.
Đột quỵ đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ. Dưới đây là những cách tự cứu mình khi bạn có dấu hiệu bị đột quỵ.
Dấu hiệu
Trước tiên bạn cần nhận biết sớm dấu hiệu của đột quỵ để giúp hạn chế được những tác hại đáng tiếc có thể xảy ra.
Khi không may bị đột quỵ bạn sẽ cảm thấy xuất hiện một trong những biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, tê hết đầu, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, không thể nâng 2 cánh tay qua đầu cùng một lúc và không thể gọi to người đến cứu.
Ngoài ra, cơn đau ngực nghiêm trọng kéo đến vùng tay trái và vòm họng được coi là dấu hiệu rõ ràng nhất.
Cách tự cứu mình
Trong 10 giây ngắn ngủi trước khi ngã, bệnh nhân đột quỵ cần ho mạnh nhiều lần giúp không khí lưu thông vào phổi và kích tim hoạt động.
Hãy thật bình tĩnh, điều đầu tiên bạn cần làm là ho thật mạnh và nhiều lần.
Một hơi thở dài, sâu, kéo dài sau mỗi lần ho (nên lặp lại sau 2 giây). Hơi thở sâu giúp cung cấp thêm oxi cho phổi, chuyển động của cơn ho giúp tim đập vài nhịp, bạn cần mặc nhanh quần áo (nếu đang tắm) để giữ ấm cho cơ thể và gọi người giúp đỡ.
Điều này có thể giúp bệnh nhân kịp đến bệnh viện trước khi ngất xỉu.
Nếu bạn bị nhẹ có thể uống nước gừng nóng có tác dụng giải trừ cảm rất tốt, theo một số cách chữa của dân gian như cạo gió giúp thông kinh mạch, xông lá hương nhu, tía tô, xả…, ngải cứu với muối hột rang nóng cũng mang lại hiệu quả rất cao.
Giờ vàng khắc phục đột quỵ
3 giờ đầu tiên sau đột quỵ được xem là “thời gian vàng” do lúc này các dấu hiệu của bệnh vừa mới xuất hiện, khả năng hồi phục rất cao.
Sau 3 giờ, nơi vùng não xảy ra tai biến và mô não cận kề vùng tai biến sẽ bị hư hại, khó phục hồi. Do vậy khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Bệnh nhân đột quỵ nên được tập vận động càng sớm khi có thể. Hiện nay, các thầy thuốc đều khuyến cáo nên cho các bệnh nhân tập luyện sớm, có thể bắt đầu sau 24 hoặc 48 giờ, khi đã qua giai đoạn nguy hiểm.
Hồi phục sau đột quỵ là một quá trình tự nhiên. Quá trình phục hồi đòi hỏi thời gian - phần lớn trong 3-6 tháng đầu, nhưng có thể tiếp tục tiến triển cho đến 2 năm hoặc lâu hơn. Vì vậy, bệnh nhân không nên mất hy vọng nếu bị tàn phế nặng.
Theo Lao động