10:12, 02/12/2020

5 chất dinh dưỡng giúp tăng số lượng hồng cầu của bạn

Bạn có thường cảm thấy vô cùng mệt mỏi ngay cả sau một giấc ngủ yên bình vào ban đêm? Hay bạn đột nhiên gặp phải tình trạng 'mất điện' vào giữa ngày?

 

Bạn có thường cảm thấy vô cùng mệt mỏi ngay cả sau một giấc ngủ yên bình vào ban đêm? Hay bạn đột nhiên gặp phải tình trạng 'mất điện' vào giữa ngày?

 

Thịt đỏ, các loại đậu, trứng, đậu và trái cây khô là một số nguồn cung cấp sắt phổ biến. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Thịt đỏ, các loại đậu, trứng, đậu và trái cây khô là một số nguồn cung cấp sắt phổ biến. ẢNH: SHUTTERSTOCK

 

Nếu bạn gặp những tình trạng này thường xuyên, thì đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng được gọi là thiếu máu, nói chung có nghĩa là số lượng tế bào hồng cầu (RBC) của bạn thấp.
 
RBC chịu trách nhiệm vận chuyển ô xy đến các bộ phận khác của cơ thể và khi số lượng của nó thấp, cơ thể bạn phải làm việc nhiều hơn để cung cấp ô xy đi khắp cơ thể. Điều này có thể khiến bạn có nguy cơ phát triển các biến chứng như trầm cảm, sinh non, nguy cơ nhiễm trùng cao và các biến chứng khác.
 
Để khắc phục vấn đề này một cách tự nhiên, hãy tiêu thụ các chất dinh dưỡng giúp sản xuất RBC. Dưới đây là 5 chất dinh dưỡng rất thiết yếu trong chế độ ăn uống của bạn để tăng số lượng hồng cầu, bổ máu, theo Times of India.
 
1. Thực phẩm giàu sắt
 
Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến của bệnh thiếu máu và để khắc phục điều này cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt hơn.
 
Chất dinh dưỡng này giúp tăng cường sản xuất hemoglobin, một loại protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, do đó, làm tăng số lượng hồng cầu.
 
Thịt đỏ, các loại đậu, trứng, đậu và trái cây khô là một số nguồn cung cấp sắt phổ biến.
 
2. Folate
 
Folate là một loại vitamin B, cần thiết để tạo ra các tế bào máu đỏ và trắng trong tủy xương. Việc bổ sung folate được gọi là a xít folic.
 
Cơ thể chúng ta sử dụng folate để sản xuất heme, một thành phần thiết yếu của hemoglobin. Thiếu chất dinh dưỡng này có thể ngăn cản quá trình trưởng thành của các tế bào hồng cầu.
Các loại rau lá xanh như rau bina (cải bó xôi), đậu Hà Lan và đậu lăng là một số nguồn folate tuyệt vời.
 
3. Vitamin B12
 
Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc hình thành hồng cầu. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến sự phát triển bất thường của RBC và ngăn cản sự phát triển của chúng, được gọi là thiếu máu hồng cầu khổng lồ.
 
Chất dinh dưỡng này chủ yếu được hình thành trong các sản phẩm từ sữa và các nguồn thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt đỏ, cá và động vật có vỏ. Bên cạnh đó, ngũ cốc ăn sáng cũng được tăng cường vitamin B12.
 
4. Đồng
 
Chất đồng không trực tiếp giúp sản xuất RBC, nhưng nó giúp RBC tiếp cận với sắt, cần thiết để tự tái tạo. Lượng đồng ít hơn có thể gây khó khăn cho toàn bộ quá trình.
 
Ăn thực phẩm giàu đồng như động vật có vỏ, quả anh đào và cá có thể giúp sản xuất RBC dễ dàng.
 
5. Vitamin C
 
Cũng giống như đồng, vitamin C cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất RBC, nhưng cải thiện sự hấp thu sắt trong cơ thể.
 
Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C đặc biệt quan trọng khi bạn đang có các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật để đáp ứng lượng sắt hấp thu.
 
Kết hợp thực phẩm giàu vitamin C với nguồn sắt không phải heme có thể giúp cơ thể bạn hấp thu nhiều sắt hơn, theo Times of India.
 
Theo Thanh niên