Gừng từ lâu được sử dụng cho mục đích y học từ việc hỗ trợ điều trị đau đầu, đau họng cho đến đau bụng kinh và nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng khác.
Gừng từ lâu được sử dụng cho mục đích y học từ việc hỗ trợ điều trị đau đầu, đau họng cho đến đau bụng kinh và nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng khác.
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Integrative Medicine Insights, gừng chữa nhiều gingerols, hợp chất chống viêm và chống oxy hóa tự nhiên kích thích thụ thể gia vị trên lưỡi giúp chống buồn nôn và các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe nhất từ gừng, bạn nên ăn gừng sống.
Cùng với đặc tính chống buồn nôn, gừng cũng kích thích làm rỗng dạ dày, giúp di chuyển mọi thứ ra khỏi dạ dày nhanh hơn, do đó giúp giảm bớt những rắc rối về dạ dày. Ngoài công dụng trị buồn nôn, gừng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cả cơ thể và não bộ, theo The Daily Meal.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cả gừng tươi và khô đều có tác dụng kháng vi rút đường hô hấp trong tế bào người. Nghiên cứu chỉ ra rằng, gừng tươi là một công cụ hữu hiệu trong việc bảo vệ hệ hô hấp, trong khi gừng khô thì không.
Gừng sống là một phương thuốc tự nhiên dễ kiếm và chi phí thấp mà bạn có thể sử dụng để điều trị một số vấn đề hàng ngày như đau họng, đau đầu, giảm buồn nôn… Dưới đây là một số cách bạn có thể tiêu thụ gừng sống.
Đầu tiên là băm nhuyễn gừng sống và xay thành sinh tố trái cây tốt cho sức khỏe . Để giảm bớt vị ngọt, hãy sử dụng các loại trái cây có nhiều hương vị ngọt như xoài tươi.
Một lựa chọn khác là thêm một lát gừng vào tách trà nóng hoặc nước nóng. Bạn thậm chí không cần phải gọt vỏ, chỉ cần đặt một miếng gừng vào tách trà và đổ nước sôi lên trên. Thêm một ít mật ong và một chút chanh tươi nếu bạn thích và bạn đã có một phương thuốc hoàn hảo cho chứng cảm lạnh và tránh tình trạng sụt sùi gây ngạt mũi.
Bạn cũng có thể bào một ít gừng vào món súp yêu thích của mình. Kết quả đem lại một món súp vừa nóng, vừa có hương vị cay cay lại tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể ăn sống chúng. Hãy cắt thành những lát gừng siêu mỏng và để chúng trên lưỡi trước khi nhai để bớt hăng, theo The Daily Meal.
Theo Pháp luật TP. HCM