Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để trị bệnh là cách được nhiều người sử dụng bởi sự an toàn và lành tính cho da.
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để trị bệnh là cách được nhiều người sử dụng bởi sự an toàn và lành tính cho da.
Nỗi niềm khó nói của những người có mùi cơ thể
Do thói quen vệ sinh cơ thể chưa đúng cách, thói quen ăn uống chưa khoa học và vận động mạnh khiến tuyến mồ hôi hoạt động quá mức bình thường dẫn tới cơ thể bạn có những mùi hương khó chịu. Bởi tuyến mồ hôi hoạt động tiết ra một số chất như cholesterol, axit béo, hydrocarbon. Khi sinh ra các chất này không hề có mùi, nhưng một số vi khuẩn hoạt động trên da phân hủy các chất tạo ra mùi hôi cơ thể.
Tình trạng này khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin, ngại giao tiếp hay vận động nhiều. Hoặc tệ hơn, nhiều người không nhận thấy cơ thể mình có mùi hôi, chỉ đến khi mọi người xung quanh phản ánh thì đã quá muộn. Tuy nhiên bạn có thể chủ động làm giảm mùi hôi cơ thể bằng các bài thuốc từ nguyên liệu thiên nhiên vô cùng đơn giản.
Biện pháp ngăn mùi hôi cơ thể từ các bài thuốc dân gian
Từ xa xưa, dân gian ta đã lưu truyền nhiều bài thuốc thiên nhiên giúp trị mùi hôi hiệu quả. Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên cũng là cách được nhiều người sử dụng vì tiết kiệm chi phí, an toàn và lành tính với da. Dưới đây là 5 cách khử mùi cơ thể bằng các nguyên liệu thiên nhiên đơn giản và dễ thực hiện.
Phèn chua
Theo y học cổ truyền, phèn chua màu trắng, vị chua, có tính hút ẩm và khử mùi cao. Phèn chua thường được sử dụng chữa hôi nách do có chứa khoáng nhôm sulfat giúp giải độc, khử khuẩn, ngăn tiết mồ hôi và giảm mùi hiệu quả. Hơn nữa phèn chua được nhiều người sử dụng vì có giá thành rẻ, dễ mua và dễ sử dụng.
Sau khi vệ sinh cơ thể sạch sẽ, bạn nên chà xát bột phèn chua vào vùng nách, lòng bàn chân có mùi hôi… Thực hiện cách này ngày 2 lần và duy trì đều đặn sẽ mang lại hiệu quả cao.
Chanh tươi
Chanh cũng là một nguyên liệu thiên nhiên được nhiều người tin dùng để trị mùi hôi cơ thể vì trong quả chanh có chứa axit citric, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, chống viêm. Nguồn axit tự nhiên trong chanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hoạt động trên bề mặt da và hòa tan các axit béo chưa no giúp khử mùi hôi hiệu quả.
Có nhiều cách sử dụng chanh khác nhau nhưng đơn giản nhất là cắt đôi quả chanh và chà nhẹ nhàng lên da. Bạn nên thực hiện cách này vào sáng và tối sau khi tắm sạch sẽ, khi sử dụng cần đảm bảo vùng da không bị trầy xước tránh vết thương trở nên đau xót và lâu lành hơn.
Hương thảo
Hương thảo có tác dụng trị mùi hôi hiệu quả vì trong loại lá này chứa nhiều menthol và tinh dầu có đặc tính khử mùi hôi và lưu lại hương thơm dễ chịu trên cơ thể. Lá cây hương thảo còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây ra mùi hôi.
Bạn có thể dùng tinh dầu hương thảo trực tiếp lên vùng da có mùi. Nhưng cần lưu ý là hương thảo có thể gây ra ngứa rát đối với những người có làn da nhạy cảm, hãy ngưng sử dụng nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào xảy ra.
Lá chè tươi
Lá chè tươi vị hơi đắng, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, thanh lọc cơ thể. Khi sử dụng dưới dạng thức uống, chè xanh giúp an thần, thanh nhiệt giải khát hiệu quả. Khi sử dụng để ngâm rửa ngoài da, lá chè có công dụng sát khuẩn, làm sạch cơ thể, hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
Để khử mùi hôi cơ thể, bạn có thể đun một nồi trà xanh đặc để xông hơi, hoặc dùng khăn mềm thấm nước lá chè lau thật kỹ vùng da có mùi,... Đây đều là những cách làm giảm mùi hôi hữu hiệu.
Bột gạo
Với hàm lượng vitamin B cao cùng nhiều dưỡng chất khác, bột gạo có tác dụng cao trong việc hút ẩm, làm trắng da và giảm thâm sạm. Hạt gạo được xay mịn và sử dụng mỗi ngày sẽ giúp giảm mùi hôi hiệu quả và khiến da khô thoáng mịn màng. Bột gạo là một nguyên liệu tự nhiên có tác dụng tốt nhưng lại hầu như chưa được sử dụng trong bất cứ sản phẩm khử mùi nào.
Sử dụng các phương pháp dân gian này có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí, nguyên liệu đơn giản dễ kiếm. Nhưng người sử dụng cũng dễ gặp phải một số rủi ro như không bào chế đúng cách dễ gây kích ứng da, nguồn nguyên liệu không đảm bảo ảnh hưởng đến sức khỏe, hơn nữa hiệu quả trị mùi thường chậm nên tốn nhiều thời gian để sử dụng.
Theo Sức khỏe & Đời sống