Cho tỏi vào nấu ngay sau khi đập, sử dụng quá ít gia vị... là sai sót mà nhiều bà nội trợ hay mắc phải.
Cho tỏi vào nấu ngay sau khi đập, sử dụng quá ít gia vị... là sai sót mà nhiều bà nội trợ hay mắc phải.
Trữ rau củ quả quá lâu trong tủ lạnh
Tiến sĩ Gerry Brewster, một nhà tư vấn sức khỏe tại bệnh viện bắc Westchester, New York, Mỹ cho biết: "Từ thời điểm hái, các vitamin và khoáng chất trong rau, củ quả đã bắt đầu giảm xuống". Như thế, khi bạn trữ rau, củ quả càng lâu, lượng dinh dưỡng trong chúng càng giảm xuống.
Các nghiên cứu đã cho thấy, sau một tuần trữ trong tủ lạnh, một nửa axit folic và 40% lutein trong rau chân vịt đã bị mất. Thế nên bạn không nên trữ quá nhiều rau, củ quả và trữ trong tủ lạnh, tốt nhất là nên mua 3 lần một tuần.
Cho tỏi vào nấu ngay sau khi đập
Theo tiến sĩ John Milner, người đứng đầu nhóm nghiên cứu dinh dưỡng thuộc Hiệp hội nghiên cứu ung thư Mỹ, các tép tỏi được đập vỡ sẽ giúp kích hoạt một phản ứng hóa học enzyme để giải phóng một hợp chất chống ung thư. Thế nên sau khi đập tỏi ra, bạn đừng ngay lập tức cho vào chảo nấu. Hãy chờ khoảng 10 phút rồi hãy chế biến tỏi, bởi vì hợp chất này sẽ cần thời gian đủ để có thể hình thành.
Sử dụng quá ít gia vị
Nhiều gia đình "tẩy chay" muối và dầu ăn, thậm chí gia vị cũng không thêm, khiến món ăn kém hấp dẫn, và thậm chí điều này cũng không khoa học. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Hong Kong trên 20 loại gia vị phổ biến cho thấy chúng có tính kháng khuẩn mạnh. Bạn có thể sử dụng các loại gia vị từ thành phần tự nhiên, thực vật, thay vì thêm dầu ăn, muối.
Gọt vỏ trái cây quá sâu
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Dinh dưỡng của Mỹ cho thấy hoạt động chống oxy hóa được thực hiện ở lớp biểu bì của hầu hết các loại trái cây cao gấp từ 2-27 lần so với chức năng này, trong cùi quả. Thế nên, với các loại củ quả như khoai tây, cà rốt, bạn có thể chỉ cần cạo nhẹ. Với những loại cần phải gọt vỏ trước khi ăn, bạn nên gọt một lớp mỏng thôi.
Chế biến món luộc
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng luộc/hâm là một phương pháp chế biến đơn giản, không cần thêm dầu, không mất dinh dưỡng. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Phương pháp này có thể dẫn đến việc mất tới 90% dinh dưỡng trong thực phẩm. Theo tiến sĩ Karen Collins - chuyên gia tư vấn dinh dưỡng của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ cho biết: "Kali và vitamin sẽ nhanh chóng bị hòa tan khi vào nước".
Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể dùng phương pháp hấp, hoặc cho một lượng nước nhỏ vào để luộc thực phẩm, đừng đun quá to lửa.
"Quên" rửa các loại quả có vỏ
Ta thường rửa sạch mận, dâu... trước khi ăn, nhưng ít người nghĩ đến việc rửa chuối, chanh leo... trước khi ăn. Trên thực tế, vi khuẩn tồn tại trên bề mặt các loại quả này có thể lây lan sang tay bạn, sau đó xâm nhập vào trái cây, khi bạn cắt chúng. Hãy lưu ý rửa các loại quả có vỏ dưới nước sạch, rửa tay bằng xà phòng, nước ấm ít nhất 20 giây trước khi bạn chế biến chúng.
Kết hợp thực phẩm không đúng cách khiến dinh dưỡng giảm
Bạn cần hết sức chú ý đến những thực phẩm hợp/kỵ nhau khi chế biến, bày biện bữa ăn. Giăm bông và đồ uống có axit lactic dễ sản sinh chất gây ung thư, sữa và chocolate dễ gây tiêu chảy, củ cải và hoa quả có thể tạo chất gây ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp, trái cây và hải sản có thể gây đầy bụng, khó tiêu...
Theo VnExpress