Máu đóng cục không chỉ tác động đến sự lưu thông máu trong cơ thể, mà còn gây nhiều tác hại cho tim, phổi, thậm chí có thể gây tử vong.
Máu đóng cục không chỉ tác động đến sự lưu thông máu trong cơ thể, mà còn gây nhiều tác hại cho tim, phổi, thậm chí có thể gây tử vong.
Sau đây là một số loại thực phẩm giúp giảm nhẹ nguy cơ này, theo trang tin HHD Research.
Uống nhiều nước hơn
Một tác nhân góp phần quan trọng làm cho máu đóng cục là tình trạng mất nước. Khi bạn không có đủ nước trong máu, nó sẽ đặc lại. Điều này làm tăng rủi ro đông máu. Dù các chuyên gia gần đây tỏ ý nghi ngờ về lời khuyên uống 6-8 ly (mỗi ly dung tích 8 ounce, tức 236,5 ml) nước mỗi ngày, nhưng việc uống một lượng nước như thế giúp bạn yên tâm.
Một cách khác để kiểm tra xem bạn có nhận đủ nước hay không là nhìn vào màu của nước tiểu. Nó nên có màu vàng nhạt hoặc gần như rõ ràng. Nếu nó có màu cam hoặc nâu, bạn không nhận đủ nước để giảm nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) - một chứng bệnh có liên quan đến tình trạng máu đóng cục trong các tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể, thường gặp nhất là các tĩnh mạch ở chân, theo HHD Research.
Ăn quả kiwi
Một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả rất quan trọng đối với sức khỏe ở nhiều cấp độ, bao gồm cả việc phòng ngừa DVT. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Đại học Oslo (Na Uy) cho rằng quả kiwi có tác dụng tốt hơn cả về mặt ngăn ngừa máu đóng cục nguy hiểm.
Nghiên cứu của họ cho thấy những người ăn 2-3 quả kiwi mỗi ngày có mức kích hoạt tiểu cầu thấp hơn - cơ chế khiến máu đóng cục, so với những người không ăn.
Mức kích hoạt tiểu cầu thấp hơn làm giảm nguy cơ máu đóng cục, và kiwi cũng được chứng minh có thể làm giảm mức cholesterol. Nhưng đừng lo lắng nếu bạn không thích kiwi. Các loại trái cây khác có chứa salicylate, có tác dụng ức chế đông máu, bao gồm cam, dâu tây, việt quất, nam việt quất, nho, nho khô và mận khô.
Các loại gia vị
Một trong những cách dễ nhất và có hương vị nhất để giảm nguy cơ DVT là ăn nhiều tỏi. Bắt đầu từ thời Ai Cập cổ đại, người ta đã sử dụng tỏi làm thuốc. Nó có khả năng làm loãng máu riêng biệt cùng với mùi vị cay hăng của nó.
Nhưng không chỉ là tỏi. Các loại thảo mộc và gia vị khác có nhiều salicylate bao gồm húng tây, cà ri, nghệ, ớt cayenne, ớt bột, cam thảo, bạc hà và gừng. Đừng bao giờ tin rằng một chế độ ăn uống lành mạnh phải nhạt nhẽo mà cần phải thêm gia vị, theo HHD Research.
Dầu ô liu
Dầu ô liu tốt hơn nhiều cho sức khỏe tim mạch tổng thể so với các loại dầu thực vật, bao gồm nguy cơ máu đóng cục. Chuyên san American Journal of Clinical Nutrition đã kết luận rằng chính các phenol trong dầu ô liu nguyên chất có thể làm giảm mức độ một vài chất trong máu khiến máu đóng cục.
Dầu ô liu thường được dùng để nấu ăn, nhưng bạn cũng có thể bổ sung tỏi và các loại thảo mộc chống đông máu khác để tạo ra một loại nước sốt tuyệt vời cho món rau trộn và bánh mì.
Các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt
Các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt đều giàu vitamin E, là chất làm loãng máu tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy rằng hấp thu nhiều vitamin E không chỉ có thể làm giảm nguy cơ máu đóng cục lần đầu mà còn ngăn chặn những người đã bị DVT phát triển các cục máu đông tiếp theo, theo HHD Research.
Những lựa chọn thực phẩm tuyệt vời bao gồm quả óc chó, hạnh nhân và hạt phỉ. Các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mì và đậu lăng cũng rất giàu vitamin E.
Cá và hạt lanh
Các loại thực phẩm giàu a xít béo omega-3 giúp làm loãng máu và ngăn ngừa máu đóng cục và đột quỵ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung thêm 1,8 gram a xít béo omega-3 vào chế độ ăn uống của bạn mỗi ngày có thể cải thiện đáng kể lưu lượng máu và giảm độ dày của động mạch.
Nguồn omega-3 được biết đến nhiều nhất là cá, đặc biệt là cá hồi, cá trích, cá thu, cá hồi và cá cơm. Nhưng cũng có những nguồn thực vật tuyệt vời dành cho những người không thích hương vị cá. Hạt lanh và hạt hướng dương là những nguồn như thế.
Rượu vang hoặc nước ép nho
Rượu vang đỏ đặc biệt tốt vì nó chứa một mức flavonoid cao ngăn ngừa máu đóng cục bằng cách kiểm soát sản xuất tiểu cầu. Nếu bạn không thích uống rượu, nước ép nho đỏ cũng mang lại tác dụng tương tự.
Và ngay cả khi rượu vang không phải là món khoái khẩu của bạn, rượu nói chung là một chất làm loãng máu mạnh. Nó có thể góp phần giảm kết tập tiểu cầu và nồng độ fibrinogen (fibrinogen là tác nhân khiến máu đóng cục), đồng thời thúc đẩy fibrinolysis, tức quá trình làm tan các cục máu đông, theo HHD Research.
Theo Thanh niên