09:10, 16/10/2019

Nếp nhăn do thói quen sinh hoạt

Nếp nhăn biểu cảm do chuyển động trên mặt, nếp nhăn đè nén vì nằm sấp khi ngủ, nếp nhăn trọng lực bởi cơ thể thiếu collagen và elastin...

Nếp nhăn biểu cảm do chuyển động trên mặt, nếp nhăn đè nén vì nằm sấp khi ngủ, nếp nhăn trọng lực bởi cơ thể thiếu collagen và elastin...

 

Nếp nhăn - Ảnh minh họa
Nếp nhăn - Ảnh minh họa

 

Nếp nhăn biểu cảm
 
Nếp nhăn này xuất hiện do những chuyển động lặp đi lặp lại trên khuôn mặt như cử chỉ mỉm cười hoặc cau mày. Người thường xuyên thực hiện cùng một biểu cảm trong suốt thời gian dài có nguy cơ xuất hiện nếp nhăn này nhiều hơn người bình thường.
 
Khi khuôn mặt biểu cảm, các cơ mặt nằm dưới da phải làm việc để thực hiện các cử động. Nếp nhăn biểu cảm hiện rõ nhất ở vùng da quanh mắt như vết chân chim, rãnh cười và nếp gấp trán. 
 
Nếp nhăn trọng lực
 
Nếp nhăn do sự thiếu hụt collagen và elastin trong cơ thể, khiến da nhanh bị chảy xệ. Những nếp nhăn này dần hiện rõ và sâu hơn đối với các vùng da mỏng. Những người có kết cấu da dày thường ít gặp hơn.
 
Nếp nhăn đè nén
 
Nếp nhăn hình thành khi bạn đè nén khuôn mặt của mình lên mặt gối. Người có thói quen nằm sấp khi ngủ rất dễ gặp loại nếp nhăn này. Bạn nên từ bỏ thói quen nằm sấp khi ngủ và tránh để da mặt tiếp xúc với vỏ gối quá lâu.
 
Nếp nhăn teo cơ
 
Khi nhăn trán, những nếp gấp sẽ xuất hiện và tạo cơ hội hình thành nếp nhăn teo cơ. Nếp nhăn teo cơ có thể xuất hiện ở cổ hoặc ngực, là loại nếp nhăn để lại trên da vĩnh viễn. Bạn cần tránh nhăn mặt thường xuyên, bổ sung đủ nguồn dưỡng chất giàu collagen cho da.
 
Nếp nhăn đàn hồi
 
Nguyên nhân chính gây ra loại nếp nhăn này là ánh nắng mặt trời và thuốc lá. Nếp nhăn này sẽ hiện rõ trên má, viền môi và quanh cổ.
 
Theo VnExpress