Cây vông nem (tên khoa học là Erythrineme orientalis (L). Là cây thường được làm hàng rào và làm cảnh. Bà còn ta hay dùng lá gói nem. Nó cũng làm vị thuốc chữa nhiều bệnh thông thường, nhất là dùng để an thần, vỏ chữa thấp khớp. Xin giới thiệu một số công thức đơn giản để dùng an thần gây ngủ.
Cây vông nem (tên khoa học là Erythrineme orientalis (L). Là cây thường được làm hàng rào và làm cảnh. Bà còn ta hay dùng lá gói nem. Nó cũng làm vị thuốc chữa nhiều bệnh thông thường, nhất là dùng để an thần, vỏ chữa thấp khớp. Xin giới thiệu một số công thức đơn giản để dùng an thần gây ngủ.
Lá vông nem làm rau sống (chấm nước kho cá, thịt).
Lá vông nem gói nem, gói bánh xèo, bánh khọt...
Nước lá vông - dâu: Lấy hai loại lá lượng bằng nhau tùy ý giã nhỏ thêm nước vắt, lọc uống vào buổi chiều.
Canh lá vông: Nấu lá vông thái nhỏ hoặc thêm hoa thiên lý, hoặc thêm cá diếc, tôm, thịt nạc, trứng...
Lá vông xào củ sen: Lá vông 20g, củ sen 200g, cả hai thái nhỏ xào với gan lợn. Nêm gia vị.
Cháo lá vông: Lá vông nem 30g, lá dâu 40g, đậu đen 100g. Vừng đen 100g (xát nhỏ, tán mịn) nấu đậu nhừ rồi cho bột vừng đun sôi lại mới cho hai rau trên, tắt lửa để 10 phút. Thêm đường hoặc muối.
Nước sắc lá vông dừa: Lá vông nem 3 ngọn (đọt) thái nhỏ sắc với nước dừa để uống vào trưa tối.
Cao lá vông nem: Lá vông nem 2kg, tâm sen 300g, đường 500g. Nấu thành cao. Mỗi ngày dùng 15-20g trước khi đi ngủ 30 phút.
Bài thuốc chữa mất ngủ do tâm can khí vượng: Lá dâu tươi 100g, lá và dây lạc tiên 100g, lá vông 100g. Cả ba giã nát sắc uống ngày 2 lần mỗi lần 50ml trong 1 tuần.
Lá vông còn nhiều cách dùng tươi khô, uống trong đắp ngoài đơn thuần hoặc phối hợp lá khác (cũng có tác dụng an thần), dưới các dạng bột, rượu, sirô. Lá vông còn nhiều công dụng như chữa âm hư nội nhiệt, trẻ em ra mồ hôi trộm, người lớn bị tăng huyết áp, lở loét ngoài da, trĩ lòi dom, rắn cắn...
Vỏ vông nem tính bình vị đắng vào can thận (không vào tâm, tỳ) và chủ yếu để chữa phong tê thấp.
Hoa vông nem chữa kinh nguyệt không đều, rong kinh: mỗi lần dùng 40g sắc uống.
Lưu ý: dùng lá vông nấu nước, nấu canh quá đặc dẫn đến tình trạng sụp mi (mi trên sụp xuống như buồn ngủ nhưng không ngủ được) và cơ khớp rã rời. Đó là những dấu hiệu sớm báo động tình trạng ngộ độc, cần dừng lại. Do vậy chỉ nên ăn, uống một lượng vừa phải lá vông. Cụ thể: “Mỗi bữa một người không được ăn quá 10-15 lá”... Để tăng hiệu quả nên phối hợp thêm các thức ăn hoặc vị thuốc an thần khác như lá dâu, tâm sen, lạc tiên...
Theo Sức khỏe & Đời sống