Thở khò khè khiến cho bạn bị khó thở. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng này có thể dẫn đến viêm phế quản và viêm phổi gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là những cách đơn giản giúp đường thở thông thoáng hơn, giảm bớt tiếng khò khè.
Thở khò khè khiến cho bạn bị khó thở. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng này có thể dẫn đến viêm phế quản và viêm phổi gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là những cách đơn giản giúp đường thở thông thoáng hơn, giảm bớt tiếng khò khè.
Tập thở sâu
Để tập thở sâu, bạn hãy nằm xuống và đặt tay lên bụng sau đó hít vào thật sâu và nín thở trong vài giây rồi từ từ thở ra qua đường miệng. Lặp lại cách này trong 5 đến 10 phút, thực hiện vài lần một ngày sẽ giúp bạn thở dễ dàng hơn.
Tập thở qua môi
Đây là bài tập giúp cải thiện chứng khó thở bằng cách làm chậm nhịp thở. Hãy ngồi thẳng lưng, thả lỏng vai sau đó mím môi lại, chỉ giữ một khoảng cách nhỏ giữa hai môi. Bạn hít vào bằng mũi trong vài giây và nhẹ nhàng thở ra bằng miệng, tiếng thở khò khè sẽ giảm đáng kể.
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Không khí quá khô khiến bạn cảm thấy khó thở. Vì vậy, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp đường thở không bị tắc và giảm thở khò khè. Bên cạnh đó, cần thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng thở khò khè như bỏ hút thuốc, tránh hút thuốc thụ động, tích cực vận động, tập thể dục đều đặn; tránh các chất gây dị ứng, ô nhiễm.
Hít hơi nóng
Lấy một bát nước nóng pha với một vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu thảo dược. Để mặt ở gần bát nước, sử dụng khăn che đầu và bát để hơi nước không thoát ra. Cuối cùng, hãy hít thở thật sâu giúp làm sạch xoang và mở đường thở.
Tắm nước nóng
Giống như liệu pháp hơi nước, nước nóng giúp làm giảm bụi, đờm và chất nhờn từ đường hô hấp. Điều này giúp ngăn chặn chất nhầy bên trong hệ hô hấp. Đứng dưới vòi sen nước nóng trong 5 phút mỗi ngày giúp bạn thở dễ dàng hơn.
Ăn đồ nóng ấm
Đồ uống ấm giúp làm dịu đường thở, loại bỏ các vật tắc nghẽn trong cổ họng. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffeine có trong trà và cà phê còn giúp đường thở trong phổi được thông thoáng hơn. Vì vậy, hãy uống cà phê, trà thảo dược hoặc một ít nước ấm từ 2-3 lần một ngày để cải thiện đường thở.
Súc miệng nước muối
Nước muối được biết là có tác dụng tẩy rửa và chống vi khuẩn. Súc miệng bằng nước muối cũng là một trong những phương pháp giúp ngừa thở khò khè hoặc ho, vì nước muối giúp loại bỏ chất nhầy và đờm có trong đường thở.
Sử dụng thuốc xịt mũi
Chỉ cần 2-3 giọt thuốc xịt mũi sẽ giúp bạn bớt thở khò khè ngay lập tức. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc xịt mũi vì nó rất nguy hiểm, cần phải có chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.
Mật ong, tỏi
Được coi là một tác nhân chữa bệnh tự nhiên, mật ong với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn có thể loại bỏ vi khuẩn gây thở khò khè và ho hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể đun sôi 2-3 tép tỏi trong 1/4 cốc sữa. Để nguội trước khi uống. Tỏi giúp ngăn ngừa thở khò khè bằng cách loại bỏ các vi khuẩn cản trở đường thở khí.
Sữa chua
Sữa chua có chứa vitamin B12 giúp làm tăng chức năng của phổi, làm dịu chứng viêm ở cổ họng và đường thở khí thũng. Bạn nên ăn sữa chua 2 lần/ ngày để ngăn ngừa ho và thở khò khè.
Ăn rau quả tươi
Trái cây và rau quả giàu vitamin C đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ hệ hô hấp. Hãy tích cực ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C gồm súp lơ xanh, cải bó xôi, cà chua… tình trạng thở khò khè sẽ được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, một số loại quả khác rất hiệu quả giảm tình trạng thở khò khè:
Quả sung. Rửa 2 quả sung khô trước khi ngâm chúng trong một cốc nước lã. Để qua đêm, sáng hôm sau, bạn ăn những quả sung ngâm và cũng uống nước lúc dạ dày trống rỗng.
Ớt đỏ chứa các tính chất kháng khuẩn, giảm đau và chống bệnh tim giúp cơ thể sản xuất nhiều chất lỏng hơn và cũng thúc đẩy sự không bị tắc đường hô hấp.
Chanh có chứa vitamin C nên là một phương thuốc tốt trị thở khò khè. Bạn có thể trộn chanh và mật ong vào một bát nước ấm. Uống hỗn hợp này mỗi ngày sẽ giúp giảm bớt cơn khò khè.
Làm sao nhận biết được tiếng khò khè ở trẻ?
Tiếng khò khè thường được mô tả là một tiếng thở bất thường nghe rõ nhất khi trẻ thở ra, âm sắc trầm, như tiếng ngáy có thể kèm theo biểu hiện trẻ thở khó, thở ra kéo dài hơn bình thường. Một số trường hợp cần phân biệt tiếng khò khè với tình trạng: nghẹt mũi làm cho tiếng thở của bé khụt khịt nhầm là tiếng khò khè; Viêm thanh quản làm tiếng thở nghe lớn, ồm ồm, giọng khàn, chủ yếu rõ khi bé hít vào.
Theo An ninh Thủ đô