12:06, 17/06/2019

Những người không nên ăn giấm

Người có vấn đề về răng nhạy cảm hoặc khoang miệng, không nên ăn giấm vì axit acetic trong giấm có tính ăn mòn. 

Người có vấn đề về răng nhạy cảm hoặc khoang miệng, không nên ăn giấm vì axit acetic trong giấm có tính ăn mòn. 
 
Giấm là gia vị, cũng được nhiều người dùng để giảm cân và làm đẹp. Một số người cho rằng giấm làm mềm mạch máu, hạ đường huyết. Thực tế, không phải ai cũng ăn được giấm. Dưới đây là 5 nhóm người nên hạn chế sử dụng giấm. 

 

Giấm nên hạn chế với người có bệnh lý đường tiêu hóa, răng miệng nhạy cảm. Ảnh: Reader's Digest Canada.
Giấm nên hạn chế với người có bệnh lý đường tiêu hóa, răng miệng nhạy cảm. Ảnh: Reader's Digest Canada.

 

Người mắc chứng khó nuốt và các bệnh lý về đường tiêu hóa
 
Giấm có tính axit nên có thể làm tổn thương yết hầu, người mắc chứng khó nuốt ăn vào sẽ thấy khó chịu. Giấm cũng khiến những người bị viêm loét dạ dày đau quặn vùng bụng. 
 
Người bị hạ kali máu
 
Hạ kali máu xảy ra khi cơ thể không giữ được đủ lượng kali để duy trì hoạt động bình thường, có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ gây hạ kali máu của giấm không cao nhưng vẫn có thể xảy ra nếu bạn ăn nhiều trong thời gian dài. Người hay bị hạ kali máu nên tránh xa giấm. 
 
Người có vấn đề về răng hoặc khoang miệng
 
Một số người sau khi ăn giấm thấy vấn đề răng miệng của mình trầm trọng hơn. Đó là do axit axetic trong giấm có tính ăn mòn, làm tổn thương các niêm mạc vùng răng miệng.
 
Người đang sử dụng thuốc
 
Giấm và các loại thuốc tác động lẫn nhau nên khi cùng sử dụng dễ gây hạ kali máu. Nếu đang sử dụng thuốc tăng cường lực co bóp của cơ tim hoặc thuốc lợi tiểu, bạn không nên ăn giấm vì axit axetic trong giấm có thể thay đổi độ pH của cơ thể, ảnh hưởng tới tính chất và khả năng hấp thụ thuốc.
 
Người dị ứng với giấm
 
Giống như dị ứng với tôm, cá, xoài, dị ứng với giấm không có cách chữa trị nên người bị dị ứng với giấm tuyệt đối không được sử dụng.
 
Theo VnExpress