Chuột rút (còn gọi là vọp bẻ) là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa.
Chuột rút (còn gọi là vọp bẻ) là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa.
Chuột rút sẽ gây nguy hiểm khi đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, hoặc khi đang lái xe.
Chuột rút cơ bắp thường không phải là một bệnh nghiêm trọng và có thể được xử lý bằng các biện pháp khắc phục tại nhà, theo The Siver Post.
1. Kéo căng
Đứng thẳng, uốn cong chân ngay đầu gối và kéo chân ngược về phía bụng. Giữ mắt cá hoặc gót chân. Để cân bằng dựa vào tường hoặc ngồi trên ghế.
Nếu bị chuột rút cơ bắp chân, hãy đứng bằng chân, đưa chân bị chuột rút về phía trước, hơi cong đầu gối và ấn trọng lượng cơ thể lên chân bị chuột rút. Giữ yên trong 20 - 30 giây.
2. Chích lể cơ bắp
Phương pháp này thường được áp dụng cho các vận động viên. Chỉ cần dùng một cây kim để chích vào chỗ bị chuột rút. Cẩn thận kẻo bị nhiễm trùng.
3. Xoa bóp
Có thể tự xoa bóp vào chỗ bị chuột rút để giảm căng cơ. Xoa bóp hay vuốt vùng cơ bị chuột rút, làm vùng da ấm lên, thao tác phải nhẹ nhàng từ vùng cơ xung quanh vùng đau. Có thể sử dụng một con lăn massage hoặc bóng tennis.
Cũng có thể day ấn vào huyệt Thừa sơn ở sau bụng bắp chân cả hai bên cùng lúc.
4. Làm ấm
Làm ấm là cách hiệu quả để loại bỏ sự căng cơ và đau. Sử dụng một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng áp vào chỗ bị chuột rút. Nhiệt giúp cải thiện lưu lượng máu. Tắm nước ấm cũng giúp thư giãn cơ bắp và giảm chuột rút, theo The Siver Post.
5. Uốn cong ngón chân
Đây là cách dễ nhất để xử lý chuột rút ở bàn chân và ngón chân. Nắm bàn chân hoặc các ngón chân và kéo căng hết cỡ. Có thể rất đau. Nhưng sẽ nhanh chóng hết bị chuột rút.
6. Đi chân trần
Một cách khác là đi chân trần trên sàn nhà, cử động các ngón chân, tì ngón chân lên sàn nhà và kéo căng ngón chân ra. Những bước đơn giản này sẽ tăng tốc độ lưu thông máu và giảm chuột rút.
Nguyên nhân gây ra chuột rút
Uống không đủ nước: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chuột rút là không đủ nước.
Ăn uống thiếu chất: Chuột rút xảy ra chủ yếu do thiếu canxi, magiê, kali và natri.
Không làm ấm cơ bắp: Khởi động trước khi tập luyện để làm ấm và kéo căng cơ bắp. Cần phải khởi động tối thiểu 10 phút. Sau khi tập cũng nên làm các bài tập kéo căng để thả lỏng cơ bắp.
Mang giày không thoải mái: Mang giày chật hoặc giày cao gót cũng dễ gây ra chuột rút, theo The Siver Post.
Ngoài ra, các vấn đề về sức khỏe như bị chấn thương, thiếu chất dinh dưỡng hoặc vấn đề khác cũng có thể gây ra chuột rút.
Để phòng ngừa chứng chuột rút, tốt nhất nên ăn uống đủ dưỡng chất nhất là canxi, kali, magie, natri… Khi tập thể dục, chơi thể thao phải khởi động kỹ. Khi vận động ngoài nắng nóng nhớ uống đủ nước. Khi đi bơi, tránh tiếp xúc với nước lạnh một cách đột ngột. Đêm ngủ nên giữ ấm cơ thể, tránh quạt lạnh vào hai chân.
Theo Thanh niên