Cơ tim giống như mọi loại cơ khác trong cơ thể, cơ tim có thể khỏe hơn nhờ tập thể dục. Theo Harvard Health Letter, tập thể dục mỗi ngày giúp cơ thể chống lại bệnh cao huyết áp, đau tim, đột quỵ và các bệnh mãn tính.
Cơ tim giống như mọi loại cơ khác trong cơ thể, cơ tim có thể khỏe hơn nhờ tập thể dục. Theo Harvard Health Letter, tập thể dục mỗi ngày giúp cơ thể chống lại bệnh cao huyết áp, đau tim, đột quỵ và các bệnh mãn tính.
Những người không tập thể dục hoặc có lối sống ít vận động, có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 2 lần những người tập thể dục thường xuyên. Không bao giờ là quá muộn để thay đổi lối sống khỏe mạnh, năng động hơn. Tuy nhiên, bạn nên đến găp bác sĩ để biết những hoạt động và giới hạn hoạt động phù hợp với sức khỏe của bản thân.
Lợi ích của tập thể dục đối với sức khỏe tim
Giúp cơ tim khỏe hơn
Giảm mức huyết áp
Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Giảm căng thẳng
Cải thiện tâm trạng
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Những bài tập tốt cho tim?
Aerobic
Những bài tập Aerobic bao gồm tập thể dục theo đài, chạy bộ, đạp xe,…. Đây là các bài tập phải di chuyển nhanh giúp tăng nhịp tim. Nếu bạn gặp vấn đề về khớp, bạn có thể chọn những hoạt động nhẹ nhàng hơn như bơi lội hoặc đi bộ.
Các bài tập dãn cơ
Cơ thể bạn sẽ trở nên linh hoạt hơn sau vài tuần luyện tập dãn cơ. Bạn nên tập các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng sau khi vận động làm ấm cơ thể hoặc sau khi tập thể dục.
Các bài tập tăng cường sức mạnh
Đối với các bài tâp tăng cường sức mạnh cơ bắp bạn có thể tập nâng tạ, tập với dải băng co dãn hoặc tập yoga. Bạn nên tập những bài tập tăng cường sức mạnh 2-3 lần/ tuần để cơ bắp được phục hồi tốt nhất.
Thời gian nghỉ phục hồi
Thời gian nghỉ phục hồi giữa các bài tập thể dục giúp cải thiện thể lực, có lợi đối với bệnh nhân tiểu đường, béo phì. Chiến lược luyện tập hiệu quả là kết hợp các đợt tập luyện cường độ cao trong thời ngắn với thời gian nghỉ phục hồi. Ví dụ: nếu bạn đi bộ, bạn có thể kết hợp 3 phút đi bộ tốc độ bình thường với 1 phút đi bộ nhanh. Chiến lược luyện tập này khiến nhịp tim tăng giảm liên tục, tăng cường chức năng mạch máu và hiệu quả lọc máu.
Các bài tập toàn thân
Các bài tập toàn thân giúp tăng cường sức khỏe cơ bắt toàn thân bao gồm chèo thuyền, bơi lội, trượt tuyết, đi bộ kết hợp chống đẩy.
Cường độ luyện tập hợp lý
Đối với người khỏe mạnh, bạn nên tập luyện ít nhất 150 phút mỗi tuần. Tương đương với 30 phút đi bộ mỗi ngày, kéo dài 5 ngày/tuần. Nếu bạn là người mới bắt đầu, bạn có thể bắt đầu đi bộ với tốc độ chậm trong thời gian dài hơn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để biết cường độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, tránh bị thương tích trong quá trình luyện tập. Sau mỗi lần luyện tập nên chú ý tới các biểu hiện của cơ thể, đặc biệt là khi bạn cảm thấy khó chịu ở ngực, đổ mồ hôi lạnh, khó thở, có nhịp tim rất nhanh hoặc không đồng đều. Trong trường hợp bạn cảm thấy đau tim hoặc tim chịu áp lực đột ngột, hãy dừng lại và tìm trợ giúp y tế ngay lập tức. Đau cơ bắp 1-2 ngày sau luyện tập là biểu hiện bình thường, có thể biến mất sau khi cơ thể quen dần.
Theo Tiền phong