11:06, 03/06/2018

Những tai nạn dễ xảy ra với trẻ nhỏ trong mùa du lịch hè

Trẻ nghỉ học ở nhà, phụ huynh bận bịu đi làm nên cần lưu ý, giảm thiểu các nguy cơ tai nạn có thể gây hại cho trẻ.

Trẻ nghỉ học ở nhà, phụ huynh bận bịu đi làm nên cần lưu ý, giảm thiểu các nguy cơ tai nạn có thể gây hại cho trẻ.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Vào những ngày hè, học sinh được nghỉ học ở nhà, vui chơi nhưng thường cha mẹ, các bậc phụ huynh vẫn bận bịu đi làm, không có người trông trẻ, đặc biệt là nhóm trẻ từ một đến năm tuổi. Ở lứa tuổi này, trẻ có thể bị các tai nạn trong nhà như dị vật đường thở, điện giật, phỏng, ngạt nước, uống nhầm, chấn thương,… Trẻ lớn hơn có thể bị đuối nước, ong đốt, rắn cắn,...
 
Theo các bác sĩ, kinh nghiệm mùa hè các năm trước cho thấy số lượng trẻ bị ong đốt, ngạt nước, rắn cắn và tai nạn giao thông là khá đông. Do vậy, phụ huynh cần trông coi con em cẩn thận.
 
Sau đây là một số tai nạn thường gặp, quý phụ huynh cần lưu ý phòng tránh:
 
Dị vật đường thở
 
Trẻ ăn dưa hấu có hạt hoặc cắn hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt dẻ, ngay cả kẹo mứt… Đặc biệt khi trẻ ăn vừa cười giỡn hoặc khóc dễ bị dị vật đường thở. Phòng ngừa tốt nhất là không cho trẻ nhỏ ăn các loại thức ăn có hạt này hoặc khi ăn phải lấy hết hạt ra.
 
Điện giật:
 
Do những chùm đèn trang trí trên chậu cây kiểng, nhang điện, đèn hào quang nhấp nháy ở các bàn thờ hấp dẫn trẻ đến tò mò, sờ mó nên bị điện giật. Phòng ngừa bằng cách hạn chế trang trí đèn nhấp nháy hoặc để xa tầm với của trẻ. Các ổ điện được che kín bằng các nút nhựa an toàn.
 
Ngạt nước:
 
Một số gia đình có hồ kiểng non bộ trong nhà gần chân cầu thang, trẻ có thể đến đó và té vào hồ hoặc vào buồng tắm nghịch nước, té vào xô nước hoặc bồn cầu gây ngạt nước. Tốt nhất không thiết kế hồ kiểng trong nhà khi gia đình có trẻ nhỏ, xô nước bồn cầu được đậy nắp hoặc không chứa nước. Trẻ lớn đi bơi ở sông suối, ngay cả hồ bơi không có người lớn đi kèm, theo dõi có nguy cơ bị đuối nước.
 
Ong đốt:
 
Trẻ đi chơi ngoài vườn, chọc phá tổ ong, bị ong bay ra tấn công. Phòng ngừa bằng cách phát quang xung quanh nhà, dạy trẻ không chọc phá tổ ong.
 
Rắn cắn:
 
Các trẻ ở vùng quê đi chơi ruộng đồng, vườn cây, rừng cao su... bị rắn cắn. Phòng ngừa bằng cách tránh sinh hoạt nơi có nhiều rắn rết hoạt động, mang giày cao ống khi vào rừng, vườn cây có nhiều lá khô - nơi rắn chàm quạp thường ẩn náu hoặc tránh leo trèo cây xanh - nơi có rắn lục xanh lưu trú.
 
Phòng ngừa chung nhất là luôn có người giữ trẻ, để ý trẻ và thiết kế trang trí ngôi nhà, môi trường trong nhà an toàn cho trẻ, giảm thiểu các nguy cơ có thể gây hại cho trẻ mà quý phụ huynh cảm nhận, ý thức được.
 
Tai nạn xe đạp
 
Một chiếc mũ bảo hiểm vừa vặn, cùng tấm lót khuỷu tay và miếng đệm đầu gối là những vật dụng không thể thiếu khi trẻ vi vu trên chiếc xe đạp. Giống như khi mua xe đẩy cho bé chọn xe đạp cũng cần chú ý kích cỡ, hình dáng phù hợp với lứa tuổi và vóc dáng con bạn. Hãy chắc chắn rằng lốp xe được bơm căng, phanh và xích đều đảm bảo trước khi con bạn leo lên xe. Để những người lái xe có thể nhìn thấy con bạn hãy chọn cho trẻ bộ quần áo phản quang. Nhắc nhở con tuyệt đối không được thả tay lái khi đang lái xe, chú ý quan sát xung quanh, các phương tiện đang đi lại và hướng dẫn con về luật giao thông và tín hiệu tay.
 
Cháy nắng
 
10 giờ sáng - 4 giờ chiều là thời gian nhiệt lượng mặt trời tỏa ra mạnh nhất nên hạn chế cho trẻ ra ngoài trong khoảng thời gian này. Hãy chọn nơi có bóng mát, an toàn để con thoải mái vui chơi. Luôn chuẩn bị mũ, áo chống nắng, bôi kem chống nắng, khẩu trang và nước và đồ ăn cho bé khi bé chơi ngoài trời để bé không bị khát nước, kiệt sức hoặc bỏng rát vì cháy nắng. 4. Những con vật lạ. Khi bé tiếp xúc với những con vật lạ, cha mẹ nên kiểm tra con vật đó trước và nên đứng giữa động vật và con đề phòng con bị cắn. Động vật đi hoang có thể mang bệnh như bệnh dại, do đó, dù trông chung có vẻ không sao cả nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm khi bọn trẻ chơi với chúng.
 
Bị côn trùng cắn
 
Sử dụng kem chống nắng đầu tiên, sau đó dùng thuốc chống côn trùng có chứa ít nhất 20% DEET và nên bôi lại cho bé sau vài giờ. Vào mùa hè nên đặc biệt đặc biệt chú ý, tránh cho bé chơi ở nơi ẩm ướt, rậm rạp. Cha mẹ hãy dành thời gian lưu tâm chuẩn bị trước khi cho bé chơi ngoài trời để con bạn được thoải mái, tự do và an toàn phát triển các kỹ năng.
 
Tai nạn đuối nước
 
Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em tại Việt Nam. Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2015 có khoảng 2.800 trẻ em bị tử vong do đuối nước. Trong đó nhóm tuổi 5 - 14 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm hơn 50% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích.
 
Nỗi lo tai nạn đuối nước trong mùa hè còn cao hơn nữa khi đây là khoảng thời gian nghỉ học của các em và thiếu sự kiểm soát của người lớn.
 
Phòng tránh tai nạn đuối nước không chỉ là việc riêng của mỗi gia đình, tuy nhiên, nếu phụ huynh trang bị cho các em những kiến thức cần thiết thì tai nạn đuối nước sẽ giảm đáng kể.
 
- Phụ huynh nên cho con học bơi ở các trường lớp có người quản lý
 
- Dạy con nhận biết những nơi nguy hiểm không được bơi
 
- Dùng áo phao khi tham gia giao thông đường thủy
 
- Dạy trẻ cách xử lý khi bạn chơi cùng bị đuối nước
 
- Các bậc phụ huynh phải luôn quản lý được các hoạt động vui chơi của trẻ, không để các em tự do tắm sông, biển mà không có người lớn đi kèm.
 
- Phòng tai nạn đuối nước trong gia đình bằng cách rào quanh ao hoặc nơi có nước sâu để bảo vệ trẻ em.
 
Theo Tiền phong